chan-dung-chu-tich-bidv-phan-duc-tu-nguoi-nghe-an-5-nam-ngoi-ghe-nong-36-nam-lam-chuc-to-1683999956.png

Chiều ngày 15/11/2018, tại trụ sở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã: IDB) đã diễn ra Lễ công bố quyết định của các cán bộ cấp cao của ngân hàng này. Theo đó, ông Phan Đức Tú - Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc BIDV theo quyết định bổ nhiệm của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị. Còn vị trí Tổng giám đốc trước đó của ông Tú sẽ do ông Lê Ngọc Lâm - Phó tổng giám đốc BIDV phụ trách.

Như vậy, sau 26 tháng bị bỏ trống chiếc “ghế nóng” của BIDV khi đó đã chính thức có chủ. Trước đó, kể từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu vào tháng 9/2016 đến nay, ngân hàng chỉ có 2 người đảm nhiệm lãnh đạo HĐQT đầu tiên là ông Trần Anh Tuấn; ông Bùi Quang Tiên là người kế nghiệp ông Trần Anh Tuấn.

chan-dung-chu-tich-bidv-phan-duc-tu-nguoi-nghe-an-5-nam-ngoi-ghe-nong-36-nam-lam-chuc-to-1683999961.png

Ông Phan Đức Tú sinh ngày 22/12/1964, quê ông Tú ở tại xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông Tú tốt nghiệp với bằng thạc sĩ kinh doanh, còn có cử nhân Luật và cử nhân học viện ngân hàng. Ông Phan Đức Tú gia nhập đại gia đình BIDV từ năm 1987, với vai trò Phó Giám đốc sau đó thăng lên làm Giám đốc BIDV Chi nhánh Quảng Ngãi kiêm Giám đốc Ban Tổ chức cán bộ BIDV.

Bên cạnh đó, ông Tú còn đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt; ông cũng là Thành viên HĐQT Công ty TNHH đầu tư và phát triển Campuchia (IDDC); tại Công ty TNHH hai thành viên đầu tư phát triển Quốc tế ông Tú cũng là Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc điều hành. Từ tháng 12/1998 đến tháng 02/2005, ông Phan Đức Tú được bầu làm chức vụ Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ngãi.

Từ tháng 3/2005, ông giữ chức vụ Giám đốc Ban tổ chức cán bộ - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong 2 năm; kiêm nhiệm Phó Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam từ tháng 6/2007 đến ngày 30/4/2012. Kể từ ngày 01/05/2012, ông Phan Đức Tú đảm nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.

Ngày 15/11/2018, ông Tú chính thức được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam. Hiện tại, ông Tú không chỉ giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam mà còn giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Ngay khi trở thành lãnh đạo cao nhất của BIDV, ông Phan Đức Tú cũng đã được NHNN cử làm người đại diện 40% vốn nhà nước tại BIDV và trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 ông được phê chuẩn giữ chức Bí thư Đảng ủy BIDV.

chan-dung-chu-tich-bidv-phan-duc-tu-nguoi-nghe-an-5-nam-ngoi-ghe-nong-36-nam-lam-chuc-to-1-1683999945.jpeg

Ngay sau khi nhậm chức, chữ ký quyền lực đầu tiên mà ông Phan Đức Tú ký chính là nghị quyết của đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất thông qua phương án chào bán cổ phần cho KEB Hana Bank (Hàn Quốc). Nhờ chữ ký này, BIDV đã được tăng vốn cổ phần từ hơn 34.187 tỷ đồng lên hơn 40.220 tỷ đồng. Kể từ khi "cầm lái" Chủ tịch Phan Đức Tú đã giúp BIDV có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện qua hàng loạt con số “biết nói”.

Sáng 28/4/2023, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của BIDV, lãnh đạo BIDV cho biết, kết thúc quý I, dư nợ tín dụng đạt hơn 1,57 triệu tỷ đồng, tăng 5%; huy động vốn đạt hơn 1,65 triệu tỷ đồng, tăng 2,3%; tỷ lệ nợ khó đòi kiểm soát ở mức 0,96%; lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với cùng kỳ, đạt hơn 6.600 tỷ đồng.

Nhờ đó, đến cuối năm 2022 tổng tài sản của BIDV tăng 20,8% so với năm 2021, đạt hơn 2,08 triệu tỷ đồng. Với kết quả này, BIDV  tiếp tục là ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam, cũng là ngân hàng TMCP đầu tiên vượt mốc 2 triệu tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2022, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 1,95 triệu tỷ đồng; trong đó huy động vốn từ tổ chức và cá nhân tăng 8,8% so với đầu năm, đạt 1,62 triệu tỷ đồng; chiếm 13,7% thị phần huy động toàn ngành ngân hàng.

chan-dung-chu-tich-bidv-phan-duc-tu-nguoi-nghe-an-5-nam-ngoi-ghe-nong-36-nam-lam-chuc-to-2-1684000039.jpeg

Dư nợ tín dụng và cho vay đầu tư của BIDV đến 31/12/2022 đạt hơn 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2021; trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 12,65% so với năm 2021, phù hợp với hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước giao (tối đa 12,7%), chiếm 12,6% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, dẫn đầu về thị phần cho vay trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.

Chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được giữ trong giới hạn cho phép với tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức 0,96% đến ngày 31/12/2022; tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 226%. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng 79,4% so với năm 2021, đạt trên 22.500 tỷ đồng, so với kế hoạch đặt ra đạt 112%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 69,8% so với năm 2021, đạt hơn 23.000 tỷ đồng, đạt 112% so với kế hoạch đặt ra. Tính đến cuối tháng 12/2022, vốn chủ sở hữu của BIDV tăng 19,5% so với năm 2021, đạt hơn 96.000 tỷ đồng; nộp vào ngân sách nhà nước năm 2022 là 6.044 tỷ đồng.