Trần Tuấn Dương sinh ngày 7/12/1963 tại mảnh đất Nam Định. Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1986 và cử nhân báo chí. Ông Dương hiện đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

ong-tran-tuan-duong-mot-trong-nhung-tru-cot-dau-tien-cua-hoa-phat-la-ai-1684073849.png

Những ngày đầu khởi nghiệp, khi Hòa Phát vẫn còn là cái tên chưa được nhiều người biết đến, ông Dương được chọn làm Cửa hàng trưởng Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát từ năm 1992 đến năm 1994. Sau đó, ông Dương trở thành Phó giám đốc Công ty TNHH nội thất Hòa Phát từ năm 1995 đến năm 1996. Tiếp đó, ông được bầu làm Giám đốc Công ty TNHH nội thất Hòa Phát từ năm 1996 đến năm 2004.

Ông trở thành Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát từ tháng 01/2007. Ông Dương đã gắn bó với Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long trong 29 năm qua và đưa ra nhiều chiến lược phát triển cho tập đoàn cũng như một số công ty thành viên.

ong-tran-tuan-duong-mot-trong-nhung-tru-cot-dau-tien-cua-hoa-phat-la-ai-1684074133.png

Năm 1993, ông Dương cùng với ông Long là bạn thân thời đại học, hai ông và một số người bạn thành lập Công ty TNHH thiết bị phụ tùng chuyên kinh doanh các mặt hàng đã qua sử dụng được vận chuyển từ Nga về. Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế trong việc kinh doanh tư nhân vào thời điểm đó, công ty phải kinh doanh qua đường tiểu ngạch. Đó cũng là bước khởi đầu cho sự nghiệp kinh doanh đầy thăng trầm.

Tuy nhiên, công việc kinh doanh thời gian đầu không mấy suôn sẻ khi vốn công ty không lớn nên việc đăng ký kinh doanh hay chứng minh tài chính gặp rất nhiều khó khăn. Cũng trong năm 1993, ông Long quyết định cùng cộng sự là ông Dương xuất ngoại để tìm hiểu thêm các thị trường khác cũng như nhập hàng một cách bài bản. Khi thấy thị trường nội thất đang rất sôi động, ông quyết định thâm nhập thị trường này. Và rồi ông thành lập công ty nội thất chuyên nhập hàng từ Đài Loan, Malaysia rồi đến cả Singapore…

ong-tran-tuan-duong-mot-trong-nhung-tru-cot-dau-tien-cua-hoa-phat-la-ai-3-1684074151.jpeg

Cho đến năm 1996, ông đã nhạy bén nhìn thấy tiềm năng kinh doanh mới khi mua ống thép về lắp ráp giàn giáo. Khi đó, ông nhận thấy nhập khẩu thép từ Đài Loan có nhiều lợi thế như giá thành cao, hạn chế mua hàng… Đây là lý do chính khiến ông quyết định đầu tư sản xuất thép theo công nghệ mà ông học hỏi được từ Đài Loan. Và từ đây, Công ty Thép Hòa Phát dẫn đầu thị trường Việt Nam chính thức ra đời.

ong-tran-tuan-duong-mot-trong-nhung-tru-cot-dau-tien-cua-hoa-phat-la-ai-2-1684074151.png

Vào những năm cuối thế kỷ 20, công ty này đã nghĩ đến việc sản xuất thép và thức ăn gia súc. Nhưng trên thị trường lúc bấy giờ, nhu cầu về sản phẩm thức ăn chăn nuôi rất thấp. Hơn nữa, sắt thép rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Tiềm năng phát triển sản xuất thép là rất lớn. Vì vậy, Hòa Phát quyết định chọn sản xuất thép trước.

"Giá trị lớn nhất của Hòa Phát là khi đã quyết định bước chân vào ngành nào thì là phải làm tốt nhất. Làm ngành gì cũng phải có quyết tâm lớn để mình có thể làm tốt nhất, kể cả nếu không nhất thì cũng phải “gần như là nhất". Dù là làm về thiết bị phụ tùng hay là nội thất, ống thép … nếu như sức cạnh tranh của mình tốt nhất hoặc thuộc vào nhóm tốt nhất thì có lẽ sẽ không bao giờ chết, khi đó lợi nhuận sẽ đến, phần thưởng cũng tự nó sẽ đến", ông Dương nói.

Cho đến năm 2002, có nhiều công ty thép xây dựng khác lấy tên như Việt Mỹ, Việt Hàn, Việt Nhật… ban lãnh đạo công ty cũng lên kế hoạch đổi tên. Tuy nhiên, tự hào là hàng Việt Nam nên công ty vẫn giữ tên “Hòa Phát” và thống nhất thương hiệu. Năm 2007, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời. Là một trong những công ty đầu tiên ra đời sau Luật doanh nghiệp năm 1990, mọi thứ không hề dễ dàng đối với ông Dương cũng như Tập đoàn.

Được biết, việc kinh doanh phải trải qua nhiều bước như: làm hồ sơ; chứng minh tài sản sở hữu; vay vốn, sau đó mang vài chục triệu đến ngân hàng phong tỏa tài khoản rồi xin giấy phép xác định danh tính từng người. Công ty phải mượn nhà riêng của Chủ tịch Trần Đình Long để làm địa điểm vì công ty phải có địa chỉ đăng ký chính thức, vốn pháp định và phải chứng minh được nguồn vốn bằng cách chuyển tiền vào ngân hàng, thậm chí vay tiền của người khác để làm vốn pháp định.

Tuy nhiên, khó khăn cũng chính là cơ hội cho những ai biết làm, dám làm. Một công ty muốn thành công rực rỡ phải biết cách “nhìn thấy cơ hội trong khó khăn”. Nhưng quan trọng hơn, để phát triển, các nhà lãnh đạo phải “làm đúng” và “làm tốt”. Chuyện xảy ra vào mùa đông năm 2002, trong một dịp hai nhà lãnh đạo sang Nhật Bản và thăm một trong những nhà máy luyện thép nổi tiếng nhất của nước bạn: nhà máy thép Kobe.

Khi biết tổng công suất hàng năm ở đây có thể lên tới 6 triệu tấn mỗi năm, lại có vị trí đắc địa cạnh biển và cảng rất lớn cả 2 ông đều khó tin vào mắt mình. Dây chuyền băng tải được lắp ráp và vận chuyển đến kho sau đó đến nhà máy để sản xuất. Cùng với hệ thống đường xá rộng rãi trong nội khu còn có hệ thống đèn xanh đỏ không khác gì trên đường cao tốc. Điều này đã gieo vào giấc mơ của ông Long và ông Dương về một nhà máy thép tỷ đô tại Việt Nam.

screenshot-3-1684126158.jpg
 

Cả 2 ông đều nhận ra mình nhỏ bé như thế nào khi được chứng kiến một nhà máy khổng lồ của Nhật, 16 năm sau, ước mơ của họ đã thành hiện thực khi Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại tỉnh Quảng Ngãi chính thức được Chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 60.000 tỷ đồng (3 tỷ USD). Dù mới vào nghề nhưng với cú rẽ ngang sang thép, ông Dương đã thắng lớn, đưa Hòa Phát trở thành “ông trùm” thép Việt.

Ngày 26/4/2021, ông Nguyễn Việt Thắng - Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Hòa Phát đã được Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát chính thức bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát nhiệm kỳ 2021-2026. Sau khi hoàn tất toàn bộ quá trình bàn giao chức vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn cho ông Nguyễn Việt Thắng, ông Trần Tuấn Dương đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn.

Ông cùng người cộng sự là ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT đã dồn tâm huyết nghiên cứu và xây dựng chiến lược, chiến lược phát triển cho Hòa Phát trong thời gian tới. Ngoài ra, ông Dương còn giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gang thép Hòa Phát, công ty chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thép của Tập đoàn Hòa Phát.

ong-tran-tuan-duong-mot-trong-nhung-tru-cot-dau-tien-cua-hoa-phat-la-ai-1-1684074151.jpeg

Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố quý I/2023, doanh thu đạt 26.865 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 5% so với kế hoạch năm 2023, đạt 383 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh của Hòa Phát khả quan hơn so với 2 quý cuối năm 2022.

Lũy kế quý I/2023, Hòa Phát sản xuất được 1,2 triệu tấn thép thô, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tiêu thụ thép kết cấu, phôi thép và HRC đạt 1,37 triệu tấn, giảm 37% so với quý I/2023. Quý đầu năm, thép xây dựng giảm 35%, đạt 869.000 tấn.

Tiêu thụ thép cuộn cán nóng đạt 482.000 tấn, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Hòa Phát cũng cung cấp hơn 26.000 tấn phôi thép cho các nhà máy thép khác tại Việt Nam. Bên cạnh thị trường trong nước, gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhận được đơn hàng thép xây dựng do Tập đoàn xuất khẩu. HRC Hòa Phát đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ Châu Á và Châu Âu.