Ông Doãn Gia Cường sinh năm 1963, tại Hà Nội, ông tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ kinh tế và bắt đầu làm việc tại Công ty Hòa Phát với nhiều vị trí khác nhau. Từ tháng 4 năm 2000 đến tháng 11 năm 2006, ông là Phó Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại nội thất Hòa Phát. Từ tháng 12/2006 đến nay ông Cường là Giám đốc Công ty nội thất Hòa Phát.
Sau khi Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình tổ chức với 4 tổng công ty thành viên gồm: Tổng công ty gang thép; Tổng công ty cổ phần ống thép và tôn mạ màu; Tổng công ty nông nghiệp; Tổng công ty bất động sản. Ông Cường là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý Tổng công ty nông nghiệp.
Tính đến ngày 31/12/2020, tài sản lưu động trên sàn chứng khoán Việt Nam, ông Doãn Gia Cường đang nắm giữ 41.530.604 cổ phiếu Hòa Phát (HPG), chiếm tỷ lệ 1,25% cổ phần Hòa Phát. Giá trị của lượng cổ phiếu này tương đương 2.163 tỷ đồng. Cuối năm 2020, ông là người giàu thứ 64 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vợ ông Cường là bà Phan Thị Thu Lan hiện đang nắm giữ số tiền là 5.825.242 tương ứng với số tiền là 303,5 tỷ đồng tính đến ngày 29/07/2020. Năm 2020, ông hoàn tất giao dịch bán 24.000.000 cổ phiếu HPG cho ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
Giao dịch giữa ông Trần Đình Long và ông Doãn Gia Cường được hoàn tất theo phương thức thỏa thuận vào ngày 30/11/2020. Sau giao dịch, ông Long nắm giữ 864 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng 26,08% cổ phần Hòa Phát. Lượng cổ phiếu của ông Cường giảm từ 65,53 triệu cổ phiếu xuống 41,53 triệu cổ phiếu, tương đương 1,25% cổ phần công ty.
Trước đó, ông Long và ông Cường lần lượt thông báo mua bán 24 triệu cổ phiếu HPG từ 27/11/2020 đến 26/12/2020. Tuy nhiên, tính đến ngày 31/12/2022, lượng cổ phiếu của HPG mà ông Cường đang nắm là 72.886.209, tương đương 1,253%, tính theo thị giá hiện tại (9/5/2023) khoảng 1.588,9 tỷ đồng. Còn vợ ông bà Phan Thị Thu Lan tính đến ngày 17/6/2022 đang nắm lượng cổ phiếu là 10.223.298, trị giá hiện tại (9/5/2023) khoảng 222,9 tỷ đồng.
Ông Cường hiện là Phó Chủ tịch HĐQT HPG kiêm Giám đốc Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát. Dưới sự lãnh đạo của ông Cường, công ty nội thất Hòa Phát phát triển rất tốt. Là sản phẩm nội thất được nhiều văn phòng cơ quan lựa chọn nhất.
Sáng 30/3, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023. Trong buổi đại hội, lãnh đạo công ty Chủ tịch Trần Đình Long cho biết kết thúc năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát lần đầu tiên không đạt được kế hoạch lợi nhuận sau thuế mà đại hội đồng cổ đông giao phó. Đây cũng là lý do khiến Tập đoàn Hòa Phát “cắt” hàng trăm tỷ đồng tiền thù lao. Toàn bộ ban lãnh đạo HĐQT công ty nhận lương 0 đồng. Trước đó vào năm 2021, HPG trả cho hội đồng quản trị 118 tỷ đồng, tức 10 tỷ đồng/tháng.
Theo tờ trình của hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, doanh thu năm 2022 của Hòa Phát giảm 5% so với năm 2021, đạt 142.770 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất chỉ bằng 24% của năm 2021, đạt 8.444 tỷ đồng. Kể từ năm 2008, đây cũng là năm đầu tiên biên lợi nhuận trong quý của công ty bị âm.
Hòa Phát đưa ra những yếu tố chính ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh năm 2022 của Hòa Phát như sau: Vì lĩnh vực bất động sản bất ngờ đảo chiều vào giữa quý II và trầm lắng đến cuối năm khiến nhu cầu và giá thép xây dựng sụt giảm mạnh; trong tháng 3 và tháng 5/2022 giá than luyện cốc tăng gấp 3 lần hơn thường lệ, giữ mức giá cao hơn 1,5 lần so với năm 2021 và kéo dài đến cuối năm, làm biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát giảm mạnh từ 27% xuống chỉ còn 12%.
Bên cạnh đó, giá đồng USD tăng mạnh trong cả năm và đảo chiều giảm sâu về cuối năm, Hòa Phát ghi nhận lỗ ròng tỷ giá 1.858 tỷ đồng và trong 6 tháng cuối năm lãi suất ngân hàng tăng mạnh.
Cũng trong đại hội, Hòa Phát đặt ra kế hoạch năm 2023, tiếp tục đầu tư xây dựng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2. Hoàn thành và chạy thử nhà máy container… Kế hoạch doanh thu năm 2023 của Hòa Phát là đạt 150.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sẽ giảm 5% so với năm 2022, đạt mức 8.000 tỷ đồng,