Vũ Thị Hiền - Bóng hồng bí ẩn nhất trên sàn chứng khoán, sở hữu khối tài sản khủng
Có rất ít thông tin về bà Vũ Thị Hiền, bà chưa từng xuất hiện trước truyền thông. Được biết, bà Hiền thường xuyên góp mặt trong top 10 của danh sách những người giàu nhất. Đã có mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong một thời gian dài. Bà nắm giữ khối tài sản trị giá 19 nghìn tỷ đồng. Và là một trong những cổ đông lớn của Tập đoàn Hòa Phát khi sở hữu trực tiếp hơn 328 triệu cổ phiếu HPG.
Chủ tịch Trần Đình Long - chồng bà Vũ Thị Hiền là một trong những cổ đông sáng lập chính của Tập đoàn Hòa Phát. Ông hiện sở hữu tới 864 triệu cổ phiếu (tương đương 26,08%) tại công ty này (số liệu đến ngày 30/11/2020). Trong đó, bà Vũ Thị Hiền cũng là một trong những cổ đông lớn của Hòa Phát.
Sau khi ông Trần Vũ Minh (con trai bà Hiền) mua vào 5 triệu cổ phiếu HPG. Gia tộc bà Hiền chiếm tỷ lệ hơn 35% và tương đương giá trị chung hơn 3,46 tỷ USD. Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát cho biết, ông Minh đã hoàn tất việc mua 5 triệu cổ phiếu HPG. Đây là số cổ phiếu ông Minh đã đăng ký mua với cổ đông Nguyễn Văn Kiều trước đó. Sau thương vụ bán trên, theo thống kê, ông Minh hiện sở hữu gần 70 triệu cổ phiếu HPG - hay 1,6% vốn Tập đoàn này. Đặc biệt với việc mua thành công 5 triệu cổ phiếu HPG của một người thân trong gia đình. Hiện tổng tỷ lệ sở hữu của bà Hiền và các thành viên trong gia đình đã vượt 35% tại Hòa Phát. Ông Trần Đình Long vẫn là cổ đông lớn nhất của Hòa Phát với 1,166 tỷ cổ phiếu. Tương ứng với 26,08% vốn cổ phần của công ty.
Doanh nhân Vũ Thị Hiền được coi là nữ đại gia bí ẩn nhất thị trường chứng khoán. Bởi bà Hiền chưa bao giờ xuất hiện trước truyền thông. Bà cũng không tham gia bất kỳ hoạt động lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nào tại Hòa Phát. Thông tin duy nhất về bà Vũ Thị Hiền chỉ được biết bà là phu nhân của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát – ông Trần Đình Long. Bà Hiền và ông Long hiện sở hữu 31,5% cổ phần của công ty này. Tính đến ngày 29/7/2020, bà Vũ Thị Hiền nắm giữ 243,06 triệu cổ phiếu HPG. Và là cổ đông lớn thứ hai của Tập đoàn Hòa Phát, chỉ sau ông Trần Đình Long. Tài sản của bà Hiền trên thị trường chứng khoán có giá trị xấp xỉ: 12.019,3 tỷ đồng. Với khối tài sản trên, doanh nhân Vũ Thị Hiền hiện đứng thứ 8 trong số những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Với lượng tài sản này, mặc dù không trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp. Bà Vũ Thị Hiền còn "giàu" hơn nhiều doanh nhân nổi tiếng khác như ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Tập đoàn Thế Giới Di Động, ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch HĐQT Phenikaa…
Giá trị tài sản của gia đình doanh nhân Vũ Thị Hiền tăng vùn vụt. Trong bối cảnh cổ phiếu HPG liên tục bứt phá. Cổ phiếu HPG của Hòa Phát luôn được đánh giá là một trong những cổ phiếu “chỉ báo” và dẫn dắt thị trường trong thời gian gần đây. Giai đoạn cuối năm 2020 và đầu năm 2021, HPG liên tục phá đỉnh. Ngoài ra, bà Vũ Thị Hiền còn sở hữu hơn 320 triệu cổ phiếu HPG. Điều này tương đương với hơn 7,3%. Thông qua Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong do ông Trần Vũ Minh làm Giám đốc. Gia đình bầu Hiển cũng sở hữu 2,1 triệu cổ phiếu HPG. Như vậy, khối tài sản mà gia đình bà Hiền nắm giữ tại Tập đoàn Hòa Phát hiện lên tới hơn 1,5 nghìn tỷ đồng. Con số này tương đương 35% vốn của công ty này. Được biết, hiện giá cổ phiếu HPG trên thị trường quanh mức 50.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng tài sản mà gia đình bà Hiền nắm giữ vào khoảng hơn 3,46 tỷ USD.
Việc kinh doanh của tập đoàn Hòa Phát những năm qua
Tập đoàn Hòa Phát do ông Trần Đình Long thành lập năm 1992 tại Hà Nội. Đến nay, Hòa Phát đã phát triển sang lĩnh vực nội thất (1995), ống thép (1996), thép (2000), điện lạnh (2001), bất động sản (2001).
Năm 2007, Hòa Phát được tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng các công ty thành viên, công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Tính đến tháng 3/2017, Hòa Phát có 11 công ty thành viên. Hòa Phát nắm giữ hơn 1/4 thị phần kết cấu thép Việt Nam với doanh thu hơn 46 nghìn tỷ đồng năm 2017 và lãi ròng kỷ lục hơn 8 nghìn tỷ đồng. Định hướng phát triển của Hòa Phát là lọt vào Top 50 công ty thép lớn nhất thế giới với doanh thu hơn 100 nghìn tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thành tích đạt được, Tập đoàn Hòa Pháp cũng vướng phải nhiều lùm xùm như hồi tháng 3/2018, theo lãnh đạo huyện Kinh Môn, Hải Dương, Nhà máy Thép Hòa Phát bị liệt vào danh sách những cơ sở có “dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường”. "cần khẩn trương khống chế, xử lý. Tháng 5/2018, một vụ cháy lò thổi bùng phát tại nhà máy thuộc Khu liên hợp Sản xuất gang thép Hòa Phát - Công ty CP Thép Hòa Phát ở thị trấn Hiệp Sơn (huyện Kinh Môn, TP. tỉnh Hải Dương).
Trước đó, năm 2011, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phạt Công ty Thép Hòa Phát 210 triệu đồng vì đưa công trình vào sử dụng khi chưa được cơ quan chức năng kiểm tra, xác nhận, chưa phân loại chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại - rác thải cũng như chất thải khác loại với nhau, không bố trí nơi lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại an toàn, không dán nhãn theo quy định.
Năm 2015, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xử phạt công ty này 270 triệu đồng về hành vi đổ chất thải không tuân thủ quy định ra môi trường và yêu cầu công ty này phải có biện pháp khắc phục.
Quý IV/2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 45 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu 150,8 nghìn tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế lần đầu tiên đạt 34,52 nghìn tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch và tăng 1,56 lần so với trước.
Quý IV/2022, HPG đạt doanh thu 26 nghìn tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái; lỗ gần 2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142 nghìn tỷ đồng, giảm 5% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8,4 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021. Năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát cung ứng ra thị trường 7,2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021, bao gồm phôi thép, thép kết cấu, cán nóng cuộn dây (HRC). Tuy nhiên, sản phẩm ống thép ghi nhận sản lượng tăng khoảng 11% so với năm 2021.
Trong quý I/2023 này, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 1,2 triệu tấn thép thô, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước. Thép kết cấu, phôi thép và HRC đạt 1,37 triệu tấn, giảm 37% so với 3 tháng đầu năm ngoái. Quý đầu năm, thép xây dựng đạt 869.000 tấn, giảm 35%. Hòa Phát tiếp tục thống lĩnh thị phần kết cấu thép với 34%. Tiêu thụ thép cuộn cán nóng đạt 482.000 tấn, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Hòa Phát cũng cung cấp hơn 26.000 tấn phôi cho các nhà máy thép khác tại Việt Nam, theo Markettimes.
Trong quý II, do tình hình thị trường còn nhiều khó khăn, Tập đoàn sẽ tập trung nguồn lực đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, đồng thời khôi phục sản xuất thép tại Hải Dương và Quảng Ninh. Ngãi tùy theo nhu cầu thị trường để đảm bảo tồn kho hợp lý.