Trước sức ép từ phía Pháp và EU về việc mở backdoor cho chính quyền truy cập vào tin nhắn mã hóa, Telegram tuyên bố thẳng: "thà rút khỏi thị trường còn hơn đánh đổi quyền riêng tư người dùng."

CEO Pavel Durov lên tiếng khá cứng: "Một khi mở backdoor, không ai đảm bảo chỉ cảnh sát mới vào được. Từ hacker cho đến gián điệp nước ngoài đều có thể lợi dụng. Và thế là tất cả người dùng tuân thủ pháp luật lại trở thành nạn nhân". Nghe có lý, và quen quen, y chang những gì cộng đồng công nghệ hay tranh luận mỗi khi có vụ “chính phủ đòi khóa giải mã”.

telegram-da-22gat22-1745468790.webp

Vụ này bắt nguồn từ điều khoản trong luật mới bên Pháp, buộc các ứng dụng nhắn tin phải cấp quyền truy cập mã hóa cho cơ quan chức năng. May mà Quốc hội Pháp đã bác bỏ rồi, nhưng các bên vẫn tiếp tục tranh cãi vì Cảnh sát trưởng Paris lại muốn hồi sinh đề xuất này. Không chỉ riêng Pháp, EU cũng đang có sáng kiến "ProtectEU" - kiểu như đặt nền tảng cho việc truy cập hợp pháp vào dữ liệu mã hóa từ 2026.

Cá nhân mình thấy, lập trường của Telegram lần này không chỉ là chuyện một công ty phản đối chính sách. Nó còn là lời khẳng định giá trị cốt lõi mà app này theo đuổi từ đầu: quyền riêng tư không phải là cái có thể "thỏa hiệp" vì lợi ích chính trị hay hành pháp.

Và mình đồng ý với Durov một điều: nếu thật sự muốn bảo vệ xã hội, không thể làm điều đó bằng cách biến tất cả công dân thành người bị giám sát mặc định.