Cuộc ‘giải cứu’ First Republic Bank
Đầu tháng 5, Ngân hàng First Republic (First Republic Bank - FRB) đã bị các nhà quản lý đã nắm quyền kiểm soát và bán nó cho JPMorgan Chase. Động thái này nhằm mục đích kiềm chế cuộc khủng hoảng ngân hàng kéo dài hai tháng đã làm rung chuyển hệ thống tài chính Mỹ.
JPMorgan Chase sẽ tiếp nhận toàn bộ số tiền gửi 103,9 tỉ USD và mua lại phần lớn tài sản trị giá 229,1 tỉ USD của FRB, công ty bảo hiểm ký thác liên bang Mỹ (FDIC) cho biết.
Theo thỏa thuận, FDIC sẽ chia sẻ khoản lỗ với ngân hàng, ước tính quỹ bảo hiểm của cơ quan này sẽ thiệt hại 13 tỉ USD trong thương vụ này.
Chia sẻ về điều này, giám đốc điều hành của JPMorgan Chase - ông Jamie Dimon cho biết Chính phủ Mỹ đã kêu gọi các ông lớn trong ngành vào cuộc.
Profile xịn sò của ông lớn JPMorgan Chase
Trên thế giới, để nói đến một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất, ta có thể nghĩ ngay đến JPMorgan Chase. Ông lớn này có trụ sở tại Thành phố New York, JPMorgan Chase là đơn vị hàng đầu trong dịch vụ tài chính, lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản. Hiện tại, tài sản của JPMorgan Chasey - ngân hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ vào khoảng 2600 tỷ USD.
Là một ngân hàng lâu đời, JPMorgan Chasey được thành lập vào năm 1799. Số nhân viêncủa ngân hàng này tính đến năm 2007 là 174.360, hiện tại chưa có cập nhật về số liệu này. Cổ phiếu của JPMorgan Chase (NYSE: JPM) được niêm yết trên nhiều trung tâm giao dịch chứng khoán trên thế giới tại các nước như: Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy Sĩ,…
Đáng chú ý, ông trùm tài chính J. P. Morgan chính là cha đẻ của JPMorgan Chase. Ông sinh năm 1837, tại Hartford, tiểu bang Connecticut và mất năm 1913. Ông Morgan là một nhân vật đầy huyền thoại và là một trong những người có ảnh hưởng nhất của thời đại. Những câu chuyện thời niên thiếu của ông ở Hartford và Boston, thời trung học ở Thụy Sĩ và Đức cũng được quan tâm không kém gì thời điểm ông bắt đầu khởi nghiệp tại New York.
J. P. Morgan từng là người… thao túng ngành công nghiệp nước Mỹ. Tập đoàn Thép Hoa Kỳ đã được J. P. Morgan lập nên với số vốn hàng tỷ USD; bảo trợ tài chính cho International Harvester, AT&T, General Electric; ông J. P. Morgan cũng là cha đẻ của dự án xây dựng hệ thống đường ray của Mỹ.
Dưới sự lãnh đạo của Morgan, các ngân hàng lớn của New York đã đóng vai trò như là ngân hàng trung ương của Mỹ. Điều kỳ diệu lớn nhất mà J. P. Morgan làm được là sự kết hợp lợi ích của các công ty cạnh tranh để tạo ra một hệ thống khổng lồ và ổn định...
Vào năm 2000, tập đoàn khổng lồ này đã làm nên một sự kiện nổi bật trong giới kinh doanh thế giới, đó là Tập đoàn Chase Manhattan ký kết một hiệp ước sáp nhập với tập đoàn J. P. Morgan bằng một thoả thuận trị giá 33 tỷ USD. Lúc đó, người ta đã cho rằng Chase Manhattan đang "nuốt chửng" J. P. Morgan.
Hai tập đoàn khổng lồ lại cùng tạo nên một Ngân hàng cho các nhà tài phiệt lớn mà tên tuổi của họ làm nên sức mạnh của tầng lớp tư sản Mỹ. Vụ làm ăn đôi bên cùng có lợi này diễn ra khi cả hai tập đoàn muốn tăng sức mạnh để cạnh tranh với các đối thủ của họ.
Đến ngày 1/7/2004, J. P. Morgan Chase và Bank One, ngân hàng lớn thứ sáu của nước Mỹ đã hoàn tất việc sáp nhập để trở thành ngân hàng đứng thứ năm trên thế giới.
Riêng ở Mỹ, sau khi sáp nhập với Bank One, J. P. Morgan mở rộng thị trường đến khu vực Trung Tây và phía Nam, gia tăng các hoạt động của mạng lưới các chi nhánh tại các thị trường ăn nên làm ra trong việc cung cấp dịch vụ cho vay có thế chấp, phát hành thẻ tín dụng,... Hiện nay, tổ chức tài chính này có khoảng 94 triệu thẻ tín dụng đang lưu thông. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên phát hành các loại Visa và Master Card sử dụng công nghệ blink.
Sự đồ sộ của JPMorgan khiến nhiều chuyên gia quan ngại, thậm chí trong số đó còn có cả một số quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Những người này cho rằng một nhóm nhỏ các ngân hàng đang chiếm vị thế thống trị, có ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế Mỹ, lấn át các ngân hàng cho vay khác và khiến khách hàng có ít quyền tiếp cận tới các dịch vụ ngân hàng.
Ở JPMorgan còn phải nhắc đến CEO Jamie Dimon. Ông được biết đến là một người có thể đảo ngược tình thế kể cả khi JPMorgan vướng phải các vụ bê bối.
Có lần, JPMorgan bị các cơ quan điều hành chuẩn bị trừng phạt vì hành vi sai trái của các công ty mà họ đã mua trong khủng hoảng, CEO Jamie Dimon khi đó đã khẳng định với các quan chức liên bang rằng ông đang giúp đỡ các công ty nọ và cả đất nước bằng cách mua lại những tổ chức gặp vấn đề. Cách CEO Jamie Dimon từ chối xin lỗi khiến nhiều nhà quan sát không khỏi kinh ngạc.
Tỷ phú Warren Buffett - Nhà đầu tư huyền thoại cũng đã từng gợi ý Tổng thống Obama cất nhắc ông Dimon làm Bộ trưởng Tài chính. Nên vào năm 2016, nhiều đồn đoán cho rằng Jamie Dimon là ứng viên sáng giá cho chức Bộ trưởng Tài chính của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên sau đó Dimon đã lên tiếng bác bỏ.
Từ sự hùng vĩ của JPMorgan và của CEO hiện tại, không khó hiểu khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen kêu gọi ông Dimon hỗ trợ trong vụ việc của First Republic.