Ngày 16/3, cổ phiếu của Ngân hàng First Republic Bank đã ngừng giao dịch vài lần. Sau đó lại tăng lên 10% khi có thông tin First Republic Bank nhận được sự rót vốn từ 11 ngân hàng khác.

11-ngan-hang-my-rot-hon-30-ty-de-cuu-first-republic-bank-1679148559.png

Trong tuần qua, động thái mới nhất của các ngân hàng Mỹ nhằm tránh khủng hoảng dây chuyền là FED - Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã xuất 300 tỷ USD cho các ngân hàng thiếu tiền mặt vay giúp giảm bớt khủng hoảng thanh khoản.

Trong thời gian đó, 5 ông lớn đến từ Ngân hàng Wells Fargo, Citigroup, Truist, Bank of America và JP Morgan đã rót vào First Republic Bank 30 tỷ USD, giúp ngân hàng này đối phó tình trạng khách hàng ồ ạt đồng loạt rút tiền gửi.

Sự hỗ trợ này từ các ngân hàng lớn thể hiện “chung lưng đấu cật” trong hệ thống ngân hàng với First Republic Bank, đồng thời thể hiện dù là ngân hàng có quy mô lớn hay nhỏ đều có tầm ảnh hưởng đối với thị trường tài chính.

Sáng thứ năm ngày 16/3, kết thúc phiên giao dịch theo giờ Mỹ, dù cổ phiếu của First Republic Bank vẫn bị bán mạnh trong ngày, nhưng đến khi chốt phiên đã hồi phục 10% giá.

Theo Chủ tịch Jim Herbert và CEO Mike Roffler cho biết, kỳ hạn cho số tiền 30 tỷ USD được hỗ trợ từ 5 ông lớn ít nhất là 120 ngày.

Vào ngày 12/3, First Republic Bank thông báo đang có sẵn 70 tỷ USD tiền thanh khoản, còn có nguồn tiền từ Chương trình Cấp vốn có Kỳ hạn của Fed (BTFP) nhưng thị trường cổ phiếu của ngân hàng vẫn rớt giá. Đến phiên ngày 13/3, cổ phiếu đã giảm đến 60%, tài sản thời điểm này của First Republic Bank là 213 tỷ USD.

Hôm 16/3, First Republic Bank công bố hiện đang có sẵn 34 tỷ USD tiền mặt, chưa tính 30 tỷ USD được 5 ngân hàng khác rót vào, thêm vào đó là hàng chục tỷ đô mà ngân hàng này đã vay. 

Thông cáo này đã làm cho tình trạng “bank run” (dòng tiền gửi bị rút ra của khách hàng) tính tới thời điểm hiện nay đã “chậm lại” đáng kể.