“Cứu thua thất bại” của Goldman Sachs

svb-da-tim-den-goldman-sachs-vach-ra-mot-ke-hoach-bat-thuong-nhung-that-bai-1679043696.jpeg

Vào cuối tuần qua, SVB Financial Group - công ty mẹ của SVB đã được Goldman Sachs hỗ trợ giao dịch 700 triệu trái phiếu (khoảng 21,5 tỷ USD) nhằm tăng ngân quỹ giúp Tập đoàn này. 

Tuy nhiên, lãi suất tăng khiến danh mục đầu tư của Goldman Sachs so với giá SVB đã định thấp hơn 1,8 tỷ USD. Do vậy, SVB đã chấp nhận một khoản lỗ lớn từ danh mục đầu tư trái phiếu liên quan và Chính phủ Mỹ. 

Để bù đắp phần lỗ này Goldman Sachs đã đề xuất tổ chức bán cổ phiếu mức giá 2, 25 tỷ USD. Trong cuộc chạy đua thời gian này, Goldman Sachs đã không làm tốt xoa dịu lo ngại và thuyết phục nhà đầu tư đổ tiền vào mua cổ phiếu của SVB. Hơn nữa, ngày 9/3 Chính phủ từng cảnh báo cổ phiếu của SVB Financial Group là vô giá trị và đã ngừng giao dịch. Điều này khiến cho kế hoạch bán cổ phiếu bù đắp lỗ của Goldman Sachs trở nên “thất bại”. Ngày 15/3, Silvergate Capital Corp - ngân hàng khác được Goldman Sachs tư vấn cũng đã đóng cửa, việc này dấy lên sự căng thẳng của các nhà đầu tư.

SVB Financial Group cũng đứng trước bờ vực “phá sản” khi mà FDIC không thể bán ngân hàng Sillicon Valley Bank - đây là mảng cốt lõi của Tập đoàn SVB trong thời gian “kiểm soát”. Trong tuần này, FDIC dự định sẽ tổ chức một buổi bán đấu giá khác.

Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết Goldman Sachs vẫn sẽ có một khoản lãi dưới 100 triệu USD dù thỏa thuận giữa Goldman Sachs và SVB Financial Group thất bại. Ngày 14/3, SVB đã dùng giá thương lượng bán danh mục đầu tư trái phiếu cho Goldman Sachs, trái phiếu này hiện vẫn có giá trị hơn.

Chủ nợ đợi SVB “phá sản” nhằm thu lãi khổng lồ

SVB Financial Group đang sở hữu 164 công ty con khác, trong đó theo thống kê tài sản trung bình của các công ty con năm 2022 mức doanh thu: Sillicon Balley Bank đạt 175,2 tỷ USD (ngân hàng này mang về nguồn thu lớn nhất cho công ty mẹ); SVB Private đạt 16,6 tỷ USD; SVB Capital và SVB Securities cùng đạt 0,9 tỷ USD; tài sản khác đạt 22,4 tỷ USD.

Tác động của sự kiện SVB tới TTCK Việt Nam qua góc nhìn công ty chứng khoán  | Vietstock

Theo Wall Street Journal (WSJ), cuối tuần trước các nhà đầu tư gồm Davidson Kempner Capital Management, Pacific Investment Management (Pimco) và Centerbridge Partners đã thực hiện mua lại khi giá trái phiếu chỉ còn 30% mệnh giá của Tập đoàn SVB, hiện nay nhóm nhà đầu tư này đang nắm 3,4 tỷ USD trái phiếu được tính theo mệnh giá của Tập đoàn.

Những nhà đầu tư này đang hy vọng SVB Financial Group nộp đơn xin phá sản, nếu tài sản SVB bán giá đủ cao các nhà đầu tư này có thể lãi 40 - 50% mệnh giá so với lúc đầu mua. Vì theo Luật phá sản, số tiền thanh lý tài sản của doanh nghiệp sẽ được trả cho các chủ nợ trước rồi mới tới cổ đông.

Stifel cho biết, ngày 31/1 SVB Financial Group có giá trị vốn hóa là 17 tỷ USD, nắm 2,6 tỷ USD tiền mặt và chứng khoán, riêng Silicon Valley Bank giữ 200 tỷ USD. Ước tính chủ nợ có thể thu hồi gần 4,75 tỷ USD từ các tài sản phi ngân hàng của công ty mẹ này. Điều này phù hợp với Luật phá sản. Nghĩa là FDIC có thể dùng tài sản hoặc quỹ từ công ty mẹ - SVB Financial Group giải quyết tất cả món nợ của ngân hàng Sillicon Valley Bank trước khi chia cho trái chủ.

Trong sự kiện Lehman Brothers phá sản năm 2008, ngân hàng này đã thành công thanh lý tài sản có giá trị nhất của mình bằng quy trình phá sản. Barclays đã bỏ ra 2 tỷ USD mua lại Ngân hàng đầu tư tại Mỹ của Lehman và sau 2 năm Barclays đã thu về hơn 4 tỷ USD. Còn các hoạt động kinh doanh của Lehman tại châu Âu và châu Á được Nomura mua lại.