Nhiều ngày qua, sự kiện ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) đóng cửa đã làm rúng động thị trường tài chính Mỹ và nhiều nước khác. Sự thật có như những gì nhiều người đang nói?

thuc-hu-vu-sbv-khien-co-phieu-thi-truong-tai-chinh-bien-dong-du-doi-la-pha-san-hay-doi-chu-1678900810.png

SVB “phá sản” hay “đổi chủ”?

Sáng ngày 10/3 vừa qua, sự kiện 48 giờ khi SVB  được báo “đóng cửa” đã khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ, các Startup hoang mang, đồng thời cổ phiếu thị trường tài chính biến động dữ dội.

Thông tin chính thức từ FDIC - Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang, SVB đã được Cơ quan này “tiếp quản” sau 48 giờ bị “đóng cửa” bởi CDFPI - Sở Bảo vệ Tài chính & Đổi mới California.

Khi SVB “đóng cửa”, FDIC dùng thời gian nhanh nhất chuyển giao tất cả khoản tiền gửi có bảo hiểm tại SVB cho DINB - Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi Quốc gia Santa Clara do FDIC thành lập.

Đoạn thông cáo FDIC dài 345 chữ chưa từng đề cập đến từ “bankruptcy” (phá sản), mà “close” (đóng cửa) hoặc “fail” (sụp đổ) mới được dùng.

“Phá sản” của một ngân hàng có quy trình như thế nào?

Mấy ngày qua cụm từ “phá sản” được báo chí dùng rất nhiều để nói về SVB, nhưng SVB chỉ bị “tiếp quản” mà không phải “phá sản”. Để trả lời về vấn đề như thế nào là một ngân hàng được gọi là “phá sản” và những quy trình diễn ra như thế nào, TS. Nguyễn Trí Hiếu sẽ cho chúng ta một câu trả lời chính xác nhất.

thuc-hu-vu-sbv-khien-co-phieu-thi-truong-tai-chinh-bien-dong-du-doi-la-pha-san-hay-doi-chu-1-1678901145.jpeg

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Chuyên gia tài chính này cho biết rằng, ngày 10/3 SVB không phải bị “bankruptcy” mà được FDIC kiểm soát “tiếp quản” mới đúng. Có nhiều vấn đề cần được xử lý khi “tiếp quản”, tất cả các sổ sách cần phải được xem lại toàn bộ, sau đó tìm mời ngân hàng khác mua lại ngân hàng trên. Cuối cùng, không bán được ngân hàng này sẽ buộc phải tiến hành giai đoạn thanh lý tài sản của ngân hàng để trả cho người cho ngân hàng vay trước đó. Cho nên ông Nguyễn Trí Hiếu giải thích, SVB hiện tại chưa đến giai đoạn bán thanh lý tức là chưa trong giai đoạn “phá sản”.

Vì vậy, hiện tại các ngân hàng khác có thể thực hiện M&A (mua và sáp nhập), còn SVB thực sự phá sản thì sẽ không thể sáp nhập nữa.

Văn phòng Hành chính Tòa án Mỹ cho biết, theo Luật phá sản doanh nghiệp nợ phải nộp đơn xin phép phá sản, tài sản không thể thanh lý có thể yêu cầu tòa án tiến hành nếu đủ điều kiện quy định tại chương 7 của Luật, hoặc tái cấu trúc lại theo chương 11. Riêng SVB chưa nộp đơn xin phá sản, cũng chưa có tòa án nào công bố ngân hàng SVB phá sản.

Cho đến nay chỉ có ngân hàng đầu tư Lehman Brothers chính thức công bố phá sản năm 2008, đây cũng là vụ làm chấn động thị trường tài chính Mỹ và thế giới trong một thời gian dài.