James Dyson không bắt đầu với tham vọng làm cách mạng ngành điện gia dụng. Ông chỉ đơn giản muốn một chiếc máy hút bụi hoạt động tử tế, không suy yếu sau vài lần sử dụng.

nguoi-dan-ong-that-bai-5127-lan-de-thay-doi-cach-ca-the-gioi-1747708712.jpg

Vào một ngày trong thập niên 1970, khi chiếc máy hút bụi nhà ông bất ngờ yếu đi, Dyson quyết định... mở tung nó ra. Ông phát hiện thủ phạm: túi bụi, thứ dễ bị nghẽn, làm suy giảm lực hút và khiến máy hoạt động kém hiệu quả.

Từ đó, một ý tưởng táo bạo nảy sinh: máy hút bụi không túi, sử dụng công nghệ lốc xoáy để duy trì hiệu suất hút ổn định, mạnh mẽ.

Nhưng từ ý tưởng đến hiện thực là một hành trình khắc nghiệt. Dyson dành 15 năm và một kho chứa sau vườn, âm thầm chế tạo 5.127 nguyên mẫu, tất cả đều thất bại.

Không tài trợ, không ai đầu tư, ông vẫn tiếp tục. Và rồi, ở nguyên mẫu thứ 5.128, cuối cùng máy hoạt động đúng như ông mong muốn.

nguoi-dan-ong-that-bai-5127-lan-de-thay-doi-cach-ca-the-gioi2-1747708737.jpg

Dyson không đầu hàng. Năm 1993, ông thành lập công ty riêng, tung ra sản phẩm đầu tiên: Dyson DC01, chiếc máy hút bụi không túi đầu tiên dùng công nghệ lốc xoáy.

Giá của nó cao hơn gấp đôi các sản phẩm cùng loại. Nhưng nó không giảm lực hút sau thời gian dài sử dụng và người tiêu dùng nhận ra sự khác biệt ngay lập tức.

Kể từ đó, Dyson không ngừng mở rộng. Từ máy hút bụi, quạt không cánh đến máy sấy tay công nghệ HEPA , mỗi sản phẩm đều mang dấu ấn đổi mới và triết lý “phá bỏ giới hạn cũ”.

James Dyson, người từng bị từ chối 5.127 lần  đã xây dựng nên một đế chế công nghệ gia dụng trị giá hàng tỷ đô, chỉ vì ông không chấp nhận “thôi kệ nó” khi máy hút bụi yếu đi.

Nếu James Dyson bỏ cuộc ở lần thất bại thứ 1.000, thế giới sẽ thiếu vắng một trong những bước ngoặt lớn nhất trong ngành làm sạch.

Một ý tưởng dù bị từ chối cả ngàn lần, nếu bạn tin tưởng và không ngừng tiến lên, sớm muộn cũng sẽ có ngày cả thế giới lắng nghe.