chan-dung-phu-nhan-chu-tich-ocb-cao-thi-que-anh-ban-linh-khong-kem-canh-ong-trinh-van-tuan-1683905039.png

Hiện nay, bà Cao Thị Quế Anh vẫn giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Xanh kiêm thành viên HĐQT độc lập của CTCP Sợi Thế Kỷ (STK).

Từ năm 1991 đến đến năm 2003, bà Quế Anh hoạt động nghề tự do tại Cộng hòa Ba Lan. Sau đó, từ năm 2003 đến 2008, bà Quế Anh quay trở về Việt Nam và tiếp tục kinh doanh tự do tại TP.HCM.

Đến năm 2008, bà Quế Anh được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Xanh. Trong những năm ngồi trên ghế Tổng giám đốc, bà Quế Anh đã vận dụng những kinh nghiệm cũng như khả năng lãnh đạo của mình để giúp công ty phát triển đi trên con đường trở thành công ty sản xuất thực phẩm sạch.

Giai đoạn năm 2009 đến năm 2012, bà Cao Thị Quế Anh trở thành thành viên Hội đồng đầu tư. Đồng thời, bà cũng là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam. Tuy bà chỉ giữ chức vụ này trong 3 năm nhưng bà cũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của công ty, ngoài ra bà cũng giữ một số vị trí quan trọng khác trong lĩnh vực chứng khoán.

Từ tháng 1/2015 đến nay, bà Cao Thị Quế Anh là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ.

Năm 2010, bà kết hôn cùng ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT ngân hàng OCB, cả 2 có 4 cô con gái, cổ phần trong ngân hàng OCB cũng được gia đình bà nắm giữ khá nhiều. Gia đình bà Quế Anh cũng sở hữu hơn 200 triệu cổ phiếu OCB, trị giá hơn 5.000 tỷ đồng, tức sở hữu hơn 18,5% vốn cổ phần của ngân hàng. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT OCB - Ông Trịnh Văn Tuấn đang sở hữu hơn 48,59 triệu cổ phiếu OCB, chiếm tỷ lệ 4,43%, với thị giá 23.600 đồng/cổ phiếu, ông trùm OCB hiện có trong tay hơn 1.146 tỷ đồng.

chan-dung-phu-nhan-chu-tich-ocb-cao-thi-que-anh-ban-linh-khong-kem-canh-ong-trinh-van-tuan-1-1683905270.jpeg
Ông Trịnh Văn Tuấn

Bà Cao Thị Quế Anh, sở hữu 35,2 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ sở hữu là 3,21% vốn cổ phần ngân hàng, tương đương 830,7 tỷ đồng. Đặc biệt, 3 cô con gái của bà Quế Anh còn sở hữu nhiều cổ phiếu hơn vợ chồng bà.

Cô con gái đầu của bà là Trịnh Thị Mai Anh nắm giữ 32,2 triệu cổ phiếu (tương đương 759,7 tỷ đồng), tỷ lệ 2,94%. Con gái thứ 2 là Trịnh Mai Phương - Paula sở hữu hơn 41 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 3,75%, tương đương 759,7 tỷ đồng. Cô con gái thứ 3 là Trịnh Mai Linh nắm giữ hơn 46,8 triệu cổ phiếu (tương đương 1.104 tỷ đồng), tỷ lệ 4,27%. Riêng con gái út của bà Quế Anh là Trịnh Mai Vân cũng là không sở hữu cổ phiếu nào. (Giá trị tính đến tháng 7/2021 theo nguoiduatin)

Ngoài ra, một tổ chức có liên hệ với gia đình bà Quế Anh là Công ty TNHH Đầu tư TQA (trong đó bà và con gái là thành viên HĐQT) đang sở hữu 12,4 triệu cổ phiếu OCB, tỷ lệ 1,13%.

Bên cạnh đó, bà Cao Thị Quế Anh còn có ba người em trai. Người em trai tên Cao Quế Lâm, sinh năm 1969, đang lao động tự do. Người em thứ hai là Cao Quế Phong, sinh năm 1972, hiện là cán bộ Tổng cục Hải quan. Người em út Cao Quế Sơn, sinh năm 1974, hiện đang là kỹ sư tin học tại Công ty cổ phần chứng khoán Quốc tế Việt Nam. (theo evbn)

Công ty Thực phẩm Xanh (Green Food) do bà cùng chồng là Trịnh Văn Tuấn sáng lập vào năm 1996, dù đã có gần 30 năm trên thị trường nhưng công ty vẫn chưa đạt được kết quả nổi bật. Thương hiệu mì gói Newway hay Vinaly của bà Quế Anh còn khá xa lạ với người tiêu dùng.

chan-dung-phu-nhan-chu-tich-ocb-cao-thi-que-anh-ban-linh-khong-kem-canh-ong-trinh-van-tuan-1683905274.png
Một số sản phẩm của Green Food

Công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất mì các loại (làm từ bột mì nhập khẩu), bún, miến (làm từ gạo) và mì ăn liền. Với thương hiệu New Way, công ty này đã trở thành người tiên phong trong việc sản xuất mì ăn liền không chiên tại Việt Nam.

Được biết, vốn ban đầu của Green Food là 30 tỷ đồng, trong đó hơn 87% cổ phần do vợ chồng bà Quế Anh nắm giữ và chức vụ quan trọng tại công ty này. Cuối năm 2019, bà Cao Thị Quế Anh vẫn giữ chức Tổng giám đốc công ty này.

Năm 2016, doanh thu Greenfood chỉ đạt gần 30 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 5 tỷ đồng. Năm 2019, doanh thu chỉ đạt 51 tỷ đồng, lợi nhuận vỏn vẹn hơn 7 tỷ đồng. Con số doanh thu này được cho là thấp hơn rất nhiều so với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng của mì ăn liền Masan hay Uniben.

Một hoạt động đáng chú ý của Greenfood là mua lại bất động sản công nghiệp – việc được cho là không liên quan đến mì ăn liền. Cụ thể, năm 2015, Greenfood chính thức mua lại 100% vốn nhà nước tại CTCP phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh (Indoco).