Tiểu sử ông Nguyễn Thành Phương

Không giống như nhiều đại gia khác thường có gia thế hiển hách, Chủ tịch Nguyễn Thành Phương sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, bên con sông Nhuệ ở ngoại thành Hà Nội. Hoàn cảnh gia đình có phần khó khăn, nên ngay từ khi còn nhỏ, ông đã phải phụ mẹ đi bán kem, bán nước mắm để nuôi hai người anh trai học trung cấp xây dựng. Lớn lên, Chủ tịch Nguyễn Thành Phương theo học và tốt nghiệp trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Quãng thời gian này cũng là lúc ông cùng bạn bè lặn lội, làm đủ nghề kiếm sống. Sau khi tốt nghiệp trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ông làm nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án Tiến sĩ tại Malaysia.

dai-gia-ngam-nguyen-thanh-phuong-chong-a-hau-ceo-tap-doan-kangaroo-tung-co-quang-cao-choc-tuc-nguoi-xem-giau-co-the-nao-3-1683858252.jpeg

Khoảng năm 2000, ông Nguyễn Thành Phương cùng với một người bạn học của mình sang Trung Quốc tìm tòi con đường khởi nghiệp. Một lần, đến nhà anh bạn người Trung Quốc, ông Phương chú ý ngay chiếc bình đun nước nóng lạnh tự động. Khi về đến nhà, ông nghe mẹ nói đứa cháu làm đổ phích nước, chân bị bỏng, từ đó ông nảy ra ý tưởng khởi nghiệp với máy lọc nước. Dự án startup của ông và công sự khởi động vào năm 2000 với tiền vốn ban đầu vỏn vẹn có 148 triệu đồng, trong đó phần nhiều là tiền vay mượn để nhập 1 container hơn 200 chiếc máy lọc nước. Tiếp theo, ông Thành Phương chuyển sang kinh doanh, sản xuất máy lọc nước. 

Năm 2003, Nguyễn Thành Phương thành lập công ty với số vốn điều lệ là khoảng 150 triệu đồng. Anh đã khá thành công khi đưa công ty điện máy Việt Úc trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam. Công ty cổ phần tập đoàn điện lạnh điện máy Việt Úc chủ yếu kinh doanh máy lọc nước và bình nóng lạnh. Năm 2017, Nguyễn Thành Phương thành lập công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu công nghệ và là người giữ chức Tổng giám đốc của công ty. Cũng trong năm 2017, Kangaroo đã được vinh dự lọt Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Trước thời điểm tháng 12/2017, vốn điều lệ của Kangaroo chỉ là 60 tỷ đồng, cổ đông sáng lập ban đầu gồm: Mai Thị Sen (2%); Lê Xuân Hoàn (29,4%) và Nguyễn Thành Phương (68,6%). Sau đó, công ty này đã tăng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sáng lập ban đầu giảm mạnh, chỉ còn hơn 10%. Cụ thể, Mai Thị Sen (0,17%); Lê Xuân Hoàn (4,9%) và Nguyễn Thành Phương (5,88%), gần 90% cổ phần còn lại chưa rõ do tổ chức, cá nhân nào sở hữu. Từ tháng 6 năm 2018, công ty của CEO Nguyễn Thành Phương đã được chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần Tập đoàn.

dai-gia-ngam-nguyen-thanh-phuong-chong-a-hau-ceo-tap-doan-kangaroo-tung-co-quang-cao-choc-tuc-nguoi-xem-giau-co-the-nao-1683858231.webp

Ngày 02/12/2022, Lễ Thành hôn của doanh nhân 7X Nguyễn Thành Phương cùng Á hậu Thanh Tú được tổ chức long trọng tại một khách sạn sang trọng ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Vợ của ông sinh ngày 22 tháng 4 năm 1996, Ngô Thanh Thanh Tú là Á hậu 1 Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016.

Kangaroo kinh doanh ra sao dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Thành Phương?

Lũy kế cả năm 2020, Kangaroo đạt 2.663 tỷ đồng tổng doanh thu thuần, tăng 12% so với năm 2019. Song lợi nhuận sau thuế tăng gấp 2 lần năm ngoái, đạt 224 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi kỷ lục của Kangaroo kể từ khi thành lập đến nay.Tính đến ngày 31/12/2020, Kangaroo có gần 2.000 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 25% so với con số đầu năm. Mức tăng chủ yếu đến từ 132 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn và 150 tỷ đồng hàng tồn kho. Phải thu tăng chủ yếu đến từ khách hàng lớn là Công ty Cổ phần Thế giới Di động, từ 168 tỷ đồng lên 357 tỷ đồng. Cuối năm 2020, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng từ 725 tỷ đồng lên 1.086 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản phải trả người bán và nợ vay tăng.

Bước sang năm 2021, theo dữ liệu tài chính, Kangaroo có mức doanh thu thuần đạt 2.809 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế xuống mức 30 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này vì đây là năm dịch Covid diễn biến phức tạp. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng có một số hoạt động đầu tư vào bất động sản khi mua đất ở tỉnh Hưng Yên.

dai-gia-ngam-nguyen-thanh-phuong-chong-a-hau-ceo-tap-doan-kangaroo-tung-co-quang-cao-choc-tuc-nguoi-xem-giau-co-the-nao-4-1683858447.png

Màn quảng cáo “chọc tức” người xem, năm 2015, Kangaroo vướng vào vụ việc quảng cáo “quá đà” công dụng của máy lọc nước. Theo đó, trước những thông tin quảng cáo không có cơ sở khoa học về máy lọc nước KG 110 - Omega của Tập đoàn Kangaroo có khả năng ngăn ngừa mỡ máu, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội  vào cuộc và tiến hành xử phạt 10 triệu đồng đối với Kangaroo. Đồng thời, yêu cầu Tập đoàn này bỏ ngay nội dung vi phạm trên các quảng cáo về máy lọc nước Kangaroo. Ngày 29.10.2015, Thanh tra Sở đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Tập đoàn Kangaroo về hành vi: Vi phạm quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 67, Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 11.12.2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Quảng cáo.