pham-thuy-hang-pho-chu-tich-vingroup-1683828682.png

Bà Phạm Thúy Hằng được sinh vào ngày 10 tháng 9 năm 1974 trong một gia đình có ba người con. Phạm Thúy Hằng có hai chị gái là Phạm Thu Hương (vợ Phạm Nhật Vượng) và Phạm Hồng Linh. Thuở nhỏ, bà Hằng rất chăm chỉ học hành. Bà lấy bằng cử nhân ngoại ngữ và cùng du học tại Moscow với Phạm Thu Hương.

Bà đã kết hôn với ông Nguyễn Quốc Thanh, thành viên hội đồng quản trị VinGroup. Sau khi Liên Xô tan rã, vợ chồng Phạm Nhật Vượng rời Matxcova đến thành phố Kharkiv (Ukraine) định cư.

Năm 1993, Tập đoàn Technocom được thành lập bởi những Việt kiều từng học tập tại Matxcova. Trong số các thành viên sáng lập Technocom có ​​Phạm Nhật Vượng, Phạm Thu Hương, Phạm Thúy Hằng, Nguyễn Thúy Hà, Trần Minh Sơn và Nguyễn Hương Lan.

Ban đầu, bà Phạm Thúy Hằng không nắm giữ chức vụ quan trọng nào trong HĐQT công ty. Tuy nhiên, Phạm Thúy Hằng vẫn tham gia vào quá trình làm việc tại công ty Technocom. Thời gian đầu, Technocom chủ yếu kinh doanh và sản xuất thực phẩm đóng gói như mì ăn liền.

pham-thuy-hang-pho-chu-tich-vingroup-1-1683831067.jpeg

Sản phẩm mì ăn liền thương hiệu Mivina chiếm 80 - 85% thị phần mì ăn liền tại Ukraine. Thương hiệu này cũng đã đạt được các giải thưởng thương hiệu vàng, sản phẩm số 1 Châu Âu và đã vươn ra thị trường hơn 20 quốc gia Châu Âu. Ngoài lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, Technocom còn tham gia vào hoạt động đầu tư bất động sản.

Năm 2001, nhờ những đóng góp trong quá trình công tác, bà Phạm Thúy Hằng được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Technocom. Khi đó Phạm Thúy Hằng vừa tròn 27 tuổi. Mặc dù thành công ở nước ngoài, nhưng những người sáng lập Technocom chưa bao giờ quên quê hương của họ.

Đầu những năm 2000, Technocom đầu tư vào Việt Nam thông qua các công ty cổ phần Vincom và Vinpearl. Lĩnh vực đầu tư chính của Technocom tại Việt Nam bao gồm bất động sản, chứng khoán và du lịch. Phạm Thúy Hằng phải thường xuyên đi lại giữa Ukraine và Việt Nam để điều hành công việc kinh doanh của mình.

pham-thuy-hang-pho-chu-tich-vingroup-2-1683831406.jpeg
Những công nhân đang làm việc tại nhà máy sản xuất mì ăn liền MUBUNA của tập đoàn TECHNOCOM ngày đó

Tháng 2 năm 2010, Technocom tại thị trường châu Âu chính thức được bán cho Nestlé, và những người sáng lập đã nhận được một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, bà Phạm Thúy Hằng vẫn quyết tâm theo chân anh rể và em gái về nước, tiếp tục xây dựng VinGroup.

Tháng 11/2011, Vincom và VinPearl hợp nhất thành công ty cổ phần của Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VinGroup). Những năm sau đó, VinGroup phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Đến năm 2021, VinGroup có khoảng 87 công ty con với doanh thu năm 2019 đạt 130.790 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 15.639 tỷ đồng.

Sau khi Vingroup IPO, bà Phạm Thúy Hằng đã nâng lượng cổ phiếu VIC nắm giữ từ 22 triệu cổ phiếu lên hơn 100 triệu cổ phiếu. Cùng với thành công của Vingroup, tài sản của bà Phạm Thúy Hằng cũng tăng chóng mặt.

Thành công của VinGroup ngày hôm nay không thể không kể đến sự đóng góp của nhà đồng sáng lập Phạm Thúy Hằng. Dù không thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hay báo chí nhưng tên tuổi của “nữ tướng” tài ba này vẫn rất có mặt trên thương trường.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa công bố với doanh thu thuần hợp nhất tăng 114% so với cùng kỳ, đạt 38.963 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản đóng góp 74% vào tổng thu nhập của Vingroup và tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực bất động sản đầu tư cho thuê, dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí, y tế, giáo dục đều tăng trưởng tốt. Thu từ cho thuê bất động sản đầu tư cũng đạt 2.165 tỷ đồng, tăng 47%; thu từ cung cấp dịch vụ khách sạn, du lịch và vui chơi giải trí đạt 2.019 tỷ đồng, tăng 50%; thu từ giáo dục tăng gần gấp đôi lên 1.341 tỷ đồng; doanh thu bệnh viện đạt 997 tỷ đồng, tăng lên 15%.

Mặt khác, thu nhập từ hoạt động sản xuất giảm xuống chỉ còn 1.773 tỷ đồng, giảm 47%; thu nhập khác cũng giảm 52%.

Sau khi trừ chi phí, lãi gộp của Vingroup đạt 4.435 tỷ đồng, tăng gấp gần 22 lần so với cùng kỳ (lãi gộp quý I/2022 đạt 205 tỷ đồng). Doanh thu tài chính giảm xuống còn 10.067 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 6%, phần lớn đến từ khoản lãi từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính và chuyển nhượng công ty con.

Chi phí tài chính đạt 3.795 tỷ đồng, tăng lên 36% chủ yếu do lãi vay tăng. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I/2023 của Vingroup tăng 121% so với cùng kỳ năm 2022,  đạt 4.264 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 15%, đạt 589 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 3/2023, tổng tài sản của Vingroup tăng 3,4% so với đầu năm, đạt 596.877 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả đến cuối quý I ở mức 460,565 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu ở mức 136,312 tỷ đồng.