Tại quận Phiên Ngung (Panyu) của thành phố Quảng Châu, có rất nhiều con phố hẹp là nơi hoạt động của các xưởng may cung cấp cho Shein. Đầu tháng 4 này, tại những xưởng may này, những gói hàng có thương hiệu Shein đang nằm chất đống.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố chấm dứt chính sách “de minimis”, miễn thuế nhập khẩu từ ngày 2-5 sắp tới đối với các lô hàng nước ngoài nhập vào Mỹ có giá trị bán lẻ dưới 800 đô la.
Nền kinh tế Trung Quốc vốn đang tăng trưởng chậm chạp khi thị trường bất động sản suy thoái kéo dài. Trước đây, các nền tảng trực tuyến như Shein đã hưởng lợi rất nhiều từ chính sách de minimis, và người tiêu dùng Mỹ cũng rất chuộng các sản phẩm giá rẻ mạt từ các sàn như Shein và Temu. Nhưng sau thuế quan của Trump thì…
“Các xưởng đã đóng cửa khắp nơi chỉ trong vòng hai tháng qua”, Li Lianghua, ông chủ đến từ Hồ Nam cho biết.
Shein đã thúc giục các nhà cung cấp hãy chuyển đến Việt Nam như giảm thiệt hại về doanh số do thuế quan của Trump (Shein muốn tăng doanh số ở Việt Nam.và họ vó lực, các DN thời trang Việt nghĩ thấu đáo vể chủ trương của Shrin nhé).
Những công ty nhỏ hơn không đủ lực thì đành đóng cửa.
Một nửa trong số gần 20 nhà cung cấp của Shein hoạt động tại cùng một tòa nhà đã đóng cửa. Ông Li đã ngừng nhận đơn đặt hàng từ Shein, chuyển sang bán hàng trực tiếp trên mạng xã hội.
Các nhà sản xuất ở Đông Quan, cách Quảng Châu khoảng 90 phút lái xe về phía đông, cũng phải đối mặt với những trở ngại tương tự.
Các công ty Mỹ đã giảm tiếp xúc với doanh nghiệp Trung Quốc. Một nhà máy sản xuất túi xách và đồ da ở Đông Quan đã mất tất cả các hợp đồng với bốn khách hàng Mỹ vào cuối năm 2024, tức là mất doanh thu 150.000 đô la hàng năm.
“Chúng tôi không có triển vọng giành được các hợp đồng mới tại Mỹ, vì vậy chúng tôi phải từ bỏ. Hiện giờ làm ăn với Mỹ thì đầy rủi ro”, theo lời Liu Xiaodong, người tiếp quản doanh nghiệp từ mẹ mình hồi tháng 2.
Năm ngoái, nhà máy của Liu đạt doanh số 3,4 triệu đô la, khoảng 80% đến từ nước ngoài, bao gồm cả các nước châu Á khác. Nay, Liu cho biết: chúng tôi sẽ tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh ở châu Á, như Nhật Bản, Singapore và các điểm đến khác.
Theo cơ quan hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ vào lúc năm tài chính kết thúc tháng 3 vừa qua thì đã tăng 9%, khi các doanh nghiệp TQ đẩy nhanh các lô hàng để đón đầu mức thuế quan mới.
Nhưng từ tháng 4, xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải tăng trong chuyển qua các thị trường khác ở châu Á và EU cũng như các thị trường khác ngoài Mỹ
“Cạnh tranh về giá trong xuất khẩu hàng TQ sang châu Á sẽ gia tăng”, một giám đốc điều hành sản xuất của Trung Quốc cho biết.
Đó là đe dọa lớn hiển hiện cho thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam.
Theo: BSA Media (Ricky Hồ, viết theo Nikkei Asia) và Vũ Kim Hạnh