Hàng loạt chính sách thuế mới của Mỹ có thể khiến Shein, Temu và AliExpress khó giữ giá rẻ như trước! 

📌 Chính sách thay đổi ra sao?

- Mỹ xóa bỏ chính sách de minimis ((quá nhỏ để có ý nghĩa), vốn cho phép hàng dưới 800 USD không chịu thuế nhập khẩu.

- Hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ từ 4/12 chịu thêm 10% thuế.

- UPS đã có động thái tạm ngừng nhận bưu kiện từ Trung Quốc do thay đổi chính sách.

📉 Ảnh hưởng thế nào?

Temu và Shein từng tận dụng chính sách này để bán hàng cực rẻ, nhưng giờ giá sẽ tăng.

Người tiêu dùng phải trả thêm thuế, khả năng giao hàng cũng bị chậm trễ.

Giải pháp là gì đây? Shein, Temu có thể mở kho hàng tại Mỹ hoặc trung chuyển qua nước khác, nhưng chi phí vẫn tăng!

Không chỉ Mỹ, EU cũng siết kiểm soát Temu và Shein với các quy định mới về chất lượng và môi trường.

Liệu các nền tảng Trung Quốc có thể thích nghi với cơn bão thuế này không nhỉ? 🤔

#Shein #Temu #Mỹ #ThươngMại #ThuếQuan #ChínhSách #KinhDoanh


shein-temu-sap-het-thoi-ban-hang-gia-re-vao-my-1-1738895538.jpg

Temu là một trang thương mại điện tử thuộc PDD Holdings, tập đoàn hàng đầu Trung Quốc. Ra mắt tại Mỹ vào 1/9/2022, Temu nhanh chóng thu hút người tiêu dùng nhờ giá rẻ và sản phẩm đa dạng. Chiến lược chính của nền tảng này là bán hàng giá thấp, cạnh tranh trực tiếp với các "ông lớn" thương mại điện tử. Tuy nhiên, với các chính sách thuế mới của Mỹ, Temu có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lợi thế giá rẻ! 

shein-temu-sap-het-thoi-ban-hang-gia-re-vao-my-1738895563.jpeg

SHEIN là một trong những nền tảng mua sắm trực tuyến hàng đầu về thời trang và phong cách sống. Được sáng lập bởi Xu Yangtian vào năm 2008 tại Nam Kinh, Trung Quốc, cùng hai cộng sự Wang Xiaohu và Li Peng. SHEIN phát triển mạnh nhờ chiến lược tập trung vào ứng dụng di động, đặc biệt bùng nổ trong giai đoạn Covid-19, khi thương mại điện tử trở thành xu hướng chủ đạo. Hiện nay, SHEIN tiếp tục mở rộng thị trường nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức về quy định thương mại và thuế nhập khẩu tại Mỹ và châu Âu.