Một chuyến bay từ Canton Fair về Việt Nam, 90% hành khách là các doanh nhân trẻ Trung Quốc. Họ không đi du lịch. Họ đi để tìm đầu ra, tìm cách để đẩy hàng sang Việt Nam.
Theo quan sát của Founder một chuỗi bệnh viện dưỡng lão thảo luận cùng tui chiều nay trong lớp 1-1. Tui viết lại chia sẻ cho anh em founders tình hình thị trường.
Sau hàng thập kỷ hưởng lợi từ chuỗi cung ứng toàn cầu, TQ đang bước vào kỷ nguyên hậu công xưởng. Hàng tồn kho chất đống, sức mua nội địa sụt giảm, dân số già chiếm gần 25 - 30%, dẫn tới thách thức của chính phủ TQ khi chi phí xã hội bắt đầu tăng vọt.
Một người trẻ ở TQ bây giờ và sắp tới sẽ phải cáng đáng thêm nhiều trách nhiệm kinh tế, nhiều miệng ăn trong khi dân sốc TQ thì đang ngày một già đi. Vào thời TQ có độ tuổi vàng lao động nhất thì họ đã mang thặng dư cống nạp cho Âu, Mỹ rồi.
Giấc mộng thặng dư đã được Âu - Mỹ hút cạn trong nhiều năm qua. Giờ đây, những nhà máy, thương nhân, và hệ thống phân phối khổng lồ ấy đang cần một khu vực phù hợp để xả hàng tồn kho, đó chính là Đông Nam Á 600 triệu dân số.
Và Việt Nam là điểm đến gần nhất – dễ thở nhất – và đang mở cửa nhất.
1. Cuộc chơi thách thức các founder thương mại đơn thuần.
Những DN, hộ kinh doanh chỉ đơn thuần nhập hàng TQ về bán lại, không nắm logistics, không có brand, không làm RnD sản phẩm... sẽ sớm bị cạnh tranh thị phần ngày càng khốc liệt bởi chính những tay chơi TQ đang trực tiếp kéo hàng sang tận chợ, tận shop tại Vietnam để tìm nơi xả hàng.
Hiện tượng: Một tòa nhà to như Vincom ở TQ chỉ dùng để phân phối đúng một sản phẩm duy nhất, công suất dư thừa, và họ làm cho giá thành lại … quá rẻ.
Với tác động thuế quan mạnh mẽ của tổng thống Mỹ, khiến cho khối hàng hoá này cần chỗ để xả van, dẫn tới cạnh tranh ở Vietnam bằng “mua rẻ bán lại” ở thời điểm này trở nên thách thức hơn bao giờ hết.
2. Muốn cạnh tranh và tồn tại, founder phải dịch chuyển sang sáng tạo sản phẩm và khả năng kiểm soát thị trường đầu ra.
Những founder thực sự có kinh nghiệm:
- Tạo ra sản phẩm Việt có tính bản địa hóa cao, dùng TQ như nơi gia công giá rẻ và linh hoạt.
- Dẫn dắt thị trường bằng sản phẩm phù hợp với thị trường, phù hợp trải nghiệm khách hàng và thương hiệu, chứ không phải chỉ mua đi bán lại.
- Hiểu rằng TQ không hẳn là đối thủ, hãy xem họ là đối tác, nếu chúng ta biết cách hợp tác.
Sự thật là: Họ đang cần đầu ra, còn ta, nếu đủ sáng tạo và biết tận dụng chuỗi cung ứng, có thể scale nhanh hơn bao giờ hết.
3. Sự đào thải là hiển nhiên, không phải là sự cố nhất thời:
- DN không có năng lực sáng tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị trường (Product – Market Fit), sẽ bị ép biên lợi nhuận đến chết.
- Founder không chịu thay đổi nhanh và xây được lợi thế cạnh tranh bền vững, sẽ gặp thách thức rời khỏi thị trường..
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn, nhưng là cơ hội cho người tỉnh táo, sáng tạo, biết chiến lược và biết “hợp tác với TQ” chứ không “chỉ bị TQ dùng”.
Thị trường đang dần dọn sạch những người đến chỉ để “kiếm ăn”.
Và nhường lại chỗ cho những người ở lại và khao khát “xây dựng đế chế”.
4. Cơ hội là có. Nhưng không dành cho người mới, không dành cho dân nghiệp dư.
Bởi cuộc chơi sắp tới không còn là “làm đại, chạy quảng cáo, kiếm lời, rồi xoay vòng tiền” như 10 – 15 năm trước nữa.
Thị trường ngày càng mỏng biên lợi nhuận, khách hàng trở nên ngày càng thông minh và đầy đủ thông tin để kiểm chứng những gì chúng ta nói, và chuỗi cung ứng đang biến động hàng ngày.
Chỉ những founders có nghề, kinh nghiệm chinh chiến đa dạng, đã từng va đập, đã thấm mùi xương máu của vận hành, tài chính, nhân sự, marketing… mới đủ bản lĩnh để xoay kịp.
Bạn muốn chuyển từ bán hàng chợ sang sản phẩm có thương hiệu?
Bạn muốn nhập TQ giá tốt mà kiểm soát được chất lượng, tồn kho, vòng quay tiền mặt?
Bạn muốn làm content bài bản, vận hành hệ thống, CRM, kiểm soát CAC & LTV?
Nghe thì tưởng dễ. Nhưng theo tui, nhóm người đã vận hành thực chiến và đã va vấp sẽ là nhóm người nắm bắt cơ hội tốt nhất.
Vì làm chuyên nghiệp không phải chỉ là “mơ lớn”, mà là làm đúng từ … những cái nhỏ nhất.
Từ học cho biết đến làm cho hiệu quả và rút ra những tinh tuý từ trải nghiệm cần ít nhất 8 – 10 năm trải nghiệm đa dạng tập trung 1 ngành nghề.
Nhất là, trong bối cảnh: Thị trường sẽ không chờ đợi ai cả.
Chỉ những người đã chạy đủ lâu, từng trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh, từng vắt óc xoay tiền qua kỳ lương, từng chạm tay đến giai đoạn scale-up: Thành công, thất bại lớn, nhỏ; mới hiểu cuộc chơi tới đây là về chiều sâu, không phải chiều rộng.
Vì thế nên, theo nhận định của tui:
Founder đang có team, có hệ thống, có tư duy kiểm soát sẽ đủ sức chơi đường dài.
Người từng quản lý tồn kho, dòng tiền, biên lợi nhuận mới hiểu giá trị của “chuyển đổi đúng lúc”.
5. Thị trường đang “lập trình lại”
Trong thời kỳ 2014–2021, ai cũng có thể phất lên nhờ đòn bẩy quảng cáo, giá rẻ, hàng hóa từ TQ, mạng xã hội và đại dịch. Nhưng giờ đây:
- Meta & TikTok đang bóp reach và đòi hỏi content chất lượng, ngân sách khủng.
- Hàng Trung Quốc không còn lợi thế giá nếu bạn không kiểm soát được logistics và đầu ra.
- Người tiêu dùng bắt đầu tỉnh táo, không mua các sản phẩm không có giá trị thật sự, mà chỉ là trò bơm thổi ‘bình mới rượu cũ’.
Cuộc chơi chuyển từ “sản phẩm dẫn dắt” sang “thương hiệu dẫn dắt”.
Không còn thời cho người học nghề và tham gia thị trường với thái độ ‘cho biết’ nữa rồi.
Trước đây bạn có thể “thử sai”, chạy ads fail, đổi team, đổi supplier. Nhưng bây giờ:
- Sai 1 nhịp, bạn mất luôn vòng quay vốn.
- Một giao dịch không cẩn trọng, mất niềm tin vào chính mình & đội ngũ.
- Chậm nửa tháng thôi, đối thủ có thể đã “copy & cải tiến” mô hình của bạn.
Cơ hội không dành cho người mới. Chỉ những người đã trải sự đời, từng vấp & ngã đau, mới hiểu cách giữ mạch máu của mình mà tiến bước.
6. Sự thật: Hàng TQ rẻ thật – nhưng không phải khách hàng nào ở Vietnam cũng muốn xài hàng giá rẻ
Chuyện một toà nhà thương mại ở Quảng Châu chỉ bán duy nhất 1 loại hàng, là có thật. Họ tối ưu đến từng cm2 chi phí.
Một món hàng 100k bán về VN, tại TQ chỉ sản xuất với chi phí 7–10k.
Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có nhập được rẻ hay không, mà là:
Bạn có đủ hệ thống: Năng lực bán hàng, marketing, tồn kho, phân phối, tài chính để sáng tạo ra những dòng SP chất lượng hơn và phù hợp với những phân khúc có yêu cầu khác nhau hay không?
Nếu bạn chỉ là người mua đi bán lại, nhập hàng theo trend, chạy ads ăn dày, sớm muộn bạn sẽ bị đào thải.
7. Vietnam bắt đầu cần những người có năng lực
15 – 20 năm trước, bản chất của cạnh tranh là mối quan hệ và tín dụng giá rẻ.
Nên những gì các bạn học được bài bản không áp dụng được ở Vietnam.
Nhưng bây giờ Vietnam cần hiệu quả, cần năng suất, vì đã tới lúc bắt buộc phải thay đổi rồi.
Doanh nghiệp tư nhân sẽ được sống trong 01 môi trường lành mạnh và công bằng hơn, tất nhiên vẫn phải có hiểu biết về mối quan hệ thân hữu.
Các giá trị, nội lực và khả năng cạnh tranh thật sự mà các công ty build được trong quá khứ rồi sẽ có đất dụng võ.
Khi các công ty không chuyển đổi kịp rời bỏ cuộc chơi, lúc đó thị trường sạch sẽ hơn, ít bị phá giá hơn trong khi tổng cầu không đổi, sẽ có những bên đủ tốt để định hình lại nhu cầu, khẩu vị và sự lựa chọn của khách hàng và thị trường.
Lựa chọn là ở bạn, nhen! 😉
#equitix
#phunglelamhai
#lucas
#Năng_lực_cạnh_tranh_Của_DN_Việt