19-luu-y-ve-thi-truong-tra-sua-1708779909.png
 

1. Giá trị thị trường: Thị trường Trà sữa tại Đông Nam Á có giá trị 3,66 tỷ $. Top thị trường là Indo, 1,6 tỷ$. Việt Nam đứng thứ 3, 362 triệu $ sau Thái Lan 749 triệu $

2. Công cụ hút khách: Trà sữa đã vượt ra ngoài tầm ảnh hưởng của một sản phẩm F&B. Các ngành khác cũng có xu hướng dùng trà sữa để làm chất dẫn, hút khách: Ngân hàng, Ví, App, eCOM…

3. Top brands: Trung Quốc vẫn đang sở hữu những brand Trà sữa giá trị nhất thế giới: HeyTea = 9 tỷ $, Mixue = 3 tỷ $, Nayuki = 1,3 tỷ $. Tổng giá trị thị trường Trà sữa của TQ là 20 tỷ $

4. Toàn cầu hóa: Từ 2018, thị trường Trà sữa tại Trung Quốc được coi là dần bị bão hòa và các brand này bắt đầu tấn công ra khu vực Đông Nam Á và toàn cầu: Mixue chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm còn HeyTea thì chọn Singapore. Nhiều brand trà sữa của quốc gia cũng nổi lên như Toco Toco, ChaTraMue nhằm giữ thị phần

5. IPO: IPO là đích đến của nhiều brand nhưng cũng có brand cố gắng IPO với định giá cao nhất có thể nên đã đẩy số lượng cửa hàng lên rất nhiều và “làm đẹp” số liệu. Nhưng giữ được chất lượng tăng trưởng rất khó. Nayuki sau khi niêm yết tại sàn CK Hongkong đã mất đi hơn 70% giá trị cổ phiếu

6. Basic: Các brand sau khi mở rộng cần tập trung vào 2 key basic nhất: 1. Chất lượng điểm bán: Số lượng điểm bán quan trọng nhưng chất lượng điểm bán quan trọng không kém, cụ thể là từng điểm bán phải có lãi. 2. Liên tục tạo được những sản phẩm signature để hút khách

7. Cái đuôi dài: Lý thuyết “cái đuôi dài-the long tail” nói rằng thị trường “ngách” tưởng là ít sản phẩm nhưng thực ra các sản phẩm “ngách” tổng lại lớn hơn sản phẩm mass rất nhiều. Thị trường Trà sữa được cho là có đủ các loại ngách để lý thuyết Cái đuôi dài phát triển với các biến thể sản phẩm từ topping như Trân châu đường đen, đến khẩu vị như Đậm vị, đến cách làm như Trà sữa nướng, đến cao cấp như CHAGEE v.v…

8. Chuỗi giá trị: Cùng với việc phát triển về chuỗi, điểm bán thì xu hướng dịch chuyển sản phẩm dang dạng FMCG cũng rất mạnh và ở mảng này có thể nhiều tay chơi bất ngờ từ ngành khác đang nhảy vào như Haidilao hay Nestle cho thấy tiềm năng thị trường trà sữa vẫn còn rất lớn

9. Trà “sữa”: Mọi người thường coi Đài Loan là quốc gia gốc phát sinh ra món Trà sữa nhưng đúng hơn thì là nơi phát sinh của trà sữa trân châu. Còn thói quen uống trà với sữa thì Anh quốc, các quốc gia thuộc bán đảo Malay hay Hong King đã có từ lâu. Thậm chí ở Tây Tạng, thói quen cho sữa bò vào trà xuất phát từ thời Tống. Trà sữa Trân châu (buble hay boba tea) Đài Loan thực ra mới chỉ có từ năm 1986…

10. Thị trường béo bở: Ngoài những brand tỷ đô như Nayuki 1,3 tỷ $, Mixue 3 tỷ $ hay HeyTea 9 tỷ $ và thị trường còn vố số brand anh tài khác như Cha Panda hay Chagee thì một số chuỗi cafe cũng đang muốn nhảy vào thị trường trà sữa. Theo kế hoạch, chuỗi café lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương Luckin Coffee sẽ có thêm mảng trà sữa trong năm nay

11. Ngôi sao Đông Nam Á: Thị trường Đông Nam Á được coi là tiềm năng cực lớn trong mảng trà sữa bởi khí hậu nắng nóng và thói quen tiêu thụ nước giải khát lớn… Thái Lan đã có truyền thống uống trà sữa lâu đời, thường chuộng trà đậm vị. Việt Nam thì là quốc gia café, cơ bản là thích đồ uống gây nghiện và trà sữa thì cũng xếp cùng dòng => cũng tiềm năng. Indonesia thì nắng nóng quanh năm và dân cư rất đông ở độ tuổi trà sữa (15-30) còn Singapore thì là nơi tập trung của các brand trà sữa cao cấp như HeyTea…

12. Local brands: Các brand trà sữa nổi tiếng nhất thế giới thường xuất phát từ Trung Quốc hoặc Đài Loan, tuy nhiên Đông Nam Á cũng có những cái tên rất đáng gườm… Thái Lan nổi tiếng với ChaTraMue, Malay có Tealive, Sing có LiHO, Indo có Xiboba, Phi có Buble Tea Station hay Việt Nam có Toco Toco, ngoài ra còn có một số local brand ĐNA nữa cũng tiềm năng nhưng ít nổi hơn như Kamu, Bobabop, Ban ban, Serenitea, Street Boba v.v…

13. #LeanFranchise: Ngoài việc mua Nhượng quyền phát triển, bởi mô hình thường khá tinh gọn và cách chế biến món cũng không quá phức tạp nên các brand Trà sữa rất phù hợp với công cụ nhượng quyền tinh gọn để đẩy quy mô lên mức siêu cấp. Ví dụ điển hình là Cha Panda mất hơn 10 năm phát triển 50 cửa hàng tự vận hành nhưng từ khi #leanfranchise thì đã kịp nhân bản nhượng quyền và sau 4 năm đã có tổng cộng 7300 cửa hàng, sẵn sàng niêm yết tại sàn CK Hong Kong trong năm nay

14. Trend Trân Châu: Từ một thứ làm topping cho trà sữa, trân châu đã xâm chiếm làng F&B, mix với đủ loại sản phẩm khác nhau, ví dụ như Café Trân châu, Bánh nướng Trân châu, Sushi Trân châu, Cua Trân châu v.v.. những biến thể này quay ngược trở lại giúp marketing tự nhiên cho trà sữa

15. Cạnh tranh: Mặc dù thị trường tăng trưởng cực mạnh nhưng số lượng brand ra mắt cũng rất nhiều nên số lượng cửa hàng trà sữa phải đóng cửa cũng rất cao. Thống kê tại Trung Quốc, cho thấy chỉ 18,8% số cửa hàng trà sữa tồn tại được quá 1 năm. Những vùng mật độ cạnh tranh lớn, 9/10 cửa hàng đều thua lỗ…

16. Hiệu ứng Mathew: Câu nói trong Kinh thánh của thánh Mathew "Đối với người đã được ban cho và sẽ có rất nhiều; nhưng với người không có, ngay cả những gì anh ta có cũng sẽ bị lấy đi " sau này đã được gọi là Hiệu ứng Mathew. Diễn nôm ra trong KD là: “Brand lớn sẽ ăn hết thứ ngon còn brand nhỏ sẽ ngày càng thiệt thòi”. Khi sản phẩm ở mảng trà sữa không quá thực sự khác biệt thì người ta đến bởi sự tiện lợi và thương hiệu. Brand nổi tiếng, có độ phủ lớn khách hàng càng đến nhiều hơn. Cuộc chơi lâu dài là cuộc chơi của chuỗi, brand nhỏ lẻ khó có cửa

17. Áp lực chuỗi cung ứng: Với áp lực cạnh tranh và mở rộng, chuỗi cung ứng của ngành trà sữa cũng gặp nhiều thách thức: làm sao để vận chuyển nhanh nhất, làm sao để nguyên liệu tươi nhất, làm sao để cung ứng mẫu mã mới nhất…

18. Khách hàng: Theo nghiên cứu thì khách hàng quan trọng nhất ở các brand trà sữa là 1. Sự thuận tiện: càng nhiều store, càng tiếp cận nhiều, càng có cơ hội 2. Sản phẩm: Ngoài sản phẩm có gout: đậm vị hay topping nhiều biến đổi, độ rộng của sản phẩm cũng quan trọng không kém 3. Giá cả: Mixue khá ăn điểm bởi cả 3 yếu tố đều rất mạnh.

19. Tiếp cận: Thị trường Trà sữa cơ bản có 2 hướng tiếp cận để vào thị trường 1. Theo thị trường mass, phủ điểm nhanh, mức giá bình dân: kiểu như Cha Panda, Tealive, Mixue, Toco Toco hay 2. Đánh phân khúc Premium: Tìm được những key về sản phẩm hay trải nghiệm như Koi, HeyTea hay Chagee… Tuy là 2 hướng tiếp cận cơ bản nhưng bổ nhỏ ra nữa thì còn vô số các điểm vào thị trường (entry points) để khai thác

Năm nay 2024, dự kiến một số brand trà sữa mạnh như Hushang ayi 沪上阿姨,Cha Panda 茶百道, Guming 古名,Chagee霸王茶姬, Xinshiqi 新时沏 đều sẽ niêm yết tại HongKong hoặc Mỹ và sớm muộn gì cũng sẽ tiếp cận sang thị trường Việt Nam. Với cách đi bằng mô hình Tinh gọn và #LeanFranchise thì dự là mảng chuỗi trà sữa sẽ cạnh tranh bao phê…

www.facebook.com/TungPiz/posts/