fb-img-1696935531907-1696935780.jpg
 

Có lẽ, những cựu du học sinh Việt Nam như tôi vẫn nhớ buổi khoản đãi của hai vợ chồng ông bà Chuck Feeney tại một nhà hàng Việt Nam nhỏ ở vùng West End, ngoại ô Brisbane. Hai ông bà giản dị đến mức, chúng tôi ai cũng bất ngờ khi biết đây là người đã lập một quỹ giáo dục 5 triệu USD, giao cho Đại học Queensland (UQ) và Cơ quan giáo dục Australia quản lý. Chương trình kéo dài 5 năm, mỗi năm các đại học quốc gia ở TP.HCM, Hà Nội và miền Trung gởi 15 người mỗi nơi học cao học ở UQ.  

Những người quản lý quỹ đã không chạy theo số lượng mà cắt xén các tiêu chuẩn của học bổng. Chúng tôi được hưởng khá "dày", ít nhất là ngang với học bổng chính phủ Ausaid hay các học bổng khác. Chúng tôi được lo hết, không tốn đồng nào từ thủ tục khám sức khỏe, visa, vé máy bay, tiền setup (mua vật dụng học trong năm đầu), tiền sinh hoạt mỗi tháng. Nhận học bổng, chúng tôi ai cũng nghĩ mình đã may mắn trúng độc đắc... 

Nghe tin ông mất, có lẽ là dịp nhìn lại chính mình... 

RIP ông Chuck!

--- 

Trích từ tác giả Nguyễn Xuân Xanh

Anh chị và các bạn chắc đã biết về nhà tỉ phú Mỹ hoạt động nhân ái (philanthropist) nổi tiếng này, “keo kiệt” với bản thân, nhưng hào phóng với thiên hạ. Tin trên mạng Việt về ông không thiếu. Ông đã mang tặng Việt Nam tổng số tiền $220 triệu cho các đề án giáo dục, y tế, thư viện, trong khoảng thời gian 1998 – 2006, từ Cần Thơ ra đến miền Trung và Thái Nguyên.

Nhưng có lẽ ít ai biết rằng ông là người mà quỹ nhân ái Atlantic Philanthropies của ông đã tài trợ phân nửa chi phí xây dựng cho Đại học RMIT Nam Sài gòn, $33.6 triệu, để đại học này hình thành từ mảnh đất hoang. Mục đích của ông là xây dựng một đại học state-of-art để “làm kiểu mẫu” cho đại học Việt Nam, như cựu Thủ tướng Phan Văn Khải mong mỏi. Thực tế đại học đó đã giúp đổi đời bao thanh niên, cho rất nhiều học bổng, góp phần phát triển nguồn nhân lực không những của thành phố mà của cả Việt Nam (RMIT giờ có thêm chi nhánh ở Hà nội). “Cho ai con cá, nuôi người đó một ngày. Dạy ai câu cá, nuôi người đó cả đời.” Đó là mục tiêu của hoạt động nhân ái... 

Chuck Feeney tâm sự: Việt Nam đối với ông như ngọn đèn, và ông như con mối. Mối cứ bay lăn xả vào đèn. Ông hoạt động hết sức âm thầm, chỉ nhắm tới tính hiệu quả.

Ông là một con người hết sức đặc biệt. Cái nhà riêng, xe riêng cũng không có, ăn thì ở những quán bình dân, tỉ như “ăn bụi” ở Việt Nam, tuy chưa đến nỗi, đi máy bay thì hạng economy, đồng hồ thì giá chỉ $15...