Công ty cổ phần vận tải Nhật Việt (viết tắt là NV TRANS) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty cổ phần vận tải Dầu khí Việt Nam. Công ty được thành lập ngày 08 tháng 05 năm 2009, tiền thân là Công ty TNHH vận tải Nhật Việt và chuyển đổi thành công ty cổ phần ngày 22 tháng 09 năm 2010. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là vận tải biển (chủ yếu là vận tải LPG); dịch vụ quản lý tàu biển; đại lý hàng hải và thương mại. Sau khi cổ phần hóa, Công ty cổ phần vận tải Nhật Việt trở thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty cổ phần vận tải Dầu khí (PVTrans).

pvtrans-cua-chu-tich-pham-viet-anh-co-tai-chinh-minh-bach-ra-sao-da-phat-trien-the-nao-1-1684377281.jpeg

NVTrans từ một công ty vận tải biển với số vốn điều lệ ban đầu 4 tỷ đồng, 01 tàu vận chuyển LPG, khoảng 50 lao động, đến nay NVTrans đã phát triển thành một công ty lớn chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải biển với số vốn điều lệ tăng lên 760 tỷ đồng, một đội gồm 9 tàu sở hữu/thuê bareboat và hơn 270 nhân viên và thuyền viên. Trong lĩnh vực quản lý tàu biển, NVTrans cung cấp dịch vụ quản lý kỹ thuật cho 15 tàu LPG size coaster và khoảng 330 thuyền viên cho các chủ tàu bên ngoài.

Vào năm 2018, Nhật Việt Trans công bố kết quả kết doanh, trong đó doanh thu đạt 107% so với kế hoạch, đạt 776 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 118% so với kế hoạch, đạt 70,78 tỷ đồng. Đến năm 2019, công ty mẹ của NVTrans là PVTrans đã công bố kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2019, trong đó doanh thu của PVTrans đạt 4.170,3 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế của PVTrans đạt 480,1 tỷ đồng; số tiền mà công ty này nộp ngân sách nhà nước đạt 180,2 tỷ đồng.

Cũng vào năm 2019, trong quý I/2019 3 tàu LPG, 1 tàu sản phẩm xăng dầu đã được PVTrans đưa vào hoạt động; đưa thêm 1 tàu chở dầu thô từ quý 2/2019. Ngoài ra, PVTrans là doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch để đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp.

Tổng công ty cổ phần vận tải Dầu khí (PVTrans, HoSE: PVT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 vào sáng 11/4. Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Giám đốc công ty ông Nguyễn Duyên Hiếu cho hay, thị trường vận tải biển quốc tế năm nay dự báo vẫn tương đối khả quan trong bối cảnh nguồn cung tàu hạn chế, nhưng giá cước năm 2023 sẽ thấp hơn sau khi tăng trưởng cục bộ vào năm 2022.

Đối với thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu có thể bị tác động tiêu cực trước nguy cơ phục hồi kinh tế chậm lại và lạm phát tăng cao. Do đó, sản lượng vận chuyển dầu thô, xăng và LPG dự báo sẽ không tăng trưởng mạnh so với năm 2022.

Ngoài ra, kế hoạch bảo dưỡng Nhà máy lọc dầu Dung Quất được ông Hiếu cho biết sẽ được dời sang đầu năm 2024. Đối với Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong năm nay sẽ thực hiện bảo dưỡng vì vậy sẽ dừng hoạt động khoảng 45 - 50 ngày. Dựa trên những yếu tố này, Tổng công ty cổ phần vận tải Dầu khí đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hợp nhất đạt 71% so với cùng kỳ năm trước, đạt 6.800 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 46,5% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 538 tỷ đồng.

Trên thực tế, Tổng công ty cổ phần vận tải Dầu khí thường lập kế hoạch kinh doanh thận trọng và thường có kết quả kinh doanh vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2021, chỉ tiêu lãi 433 tỷ đồng, thực lãi 830 tỷ đồng (đạt 192% kế hoạch); năm 2022 đặt kế hoạch lãi 480 tỷ đồng, thực tế đạt 1.156 tỷ đồng (đạt 241% kế hoạch).

Đặc biệt, Chủ tịch HĐQT PVTrans ông Phạm Việt Anh cũng có chia sẻ, trong năm 2023 lợi nhuận của công ty có thể vượt 1.000 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh quý I cho thấy lợi nhuận trước thuế tăng 11% so với cùng kỳ, đạt gần 278 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 40% kế hoạch.

pvtrans-cua-chu-tich-pham-viet-anh-co-tai-chinh-minh-bach-ra-sao-da-phat-trien-the-nao-1684377262.jpeg
Chủ tịch HĐQT PVTrans - ông Phạm Việt Anh

Tổng công ty cổ phần vận tải Dầu khí đặt ra kế hoạch đối với thị trường trong nước từ giai đoạn 2021 - 2025, trong đó Nhà máy lọc dầu Dung Quất (kể cả sau khi mở rộng) sẽ được nhận 100% lượng dầu thô trong nước cả đầu vào và dầu đầu ra do PVTrans vận chuyển; lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng sẽ được nhận 30% sản lượng dầu thô nhập khẩu đầu vào và sản lượng đầu ra, nhằm duy trì 100% thị phần vận chuyển LPG tại Việt Nam; các nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1 và Vũng Áng 1 cũng sẽ được nhận tối thiểu 50% than đầu vào.

Về cổ tức, ĐHĐCĐ thông qua việc chia cổ tức năm 2022 là 13%, trong đó: 3% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu. Theo đó, khi phát hành thành công vốn cổ phần của PVTrans sẽ tăng từ 3.560 tỷ đồng lên 3.916 tỷ đồng, được thực hiện trong năm 2023 - 2024.