Trong báo cáo mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới 4.500 điểm vào ngày thứ Sáu vừa qua (10/9) và chỉ số VIX đo lường sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ dường như đã chạm đáy.

Theo VDSC, điều này hàm ý rằng một sự điều chỉnh thị trường có thể sắp xảy ra. ‘’Chứng khoán Mỹ đã tăng quá nóng’’.

photo-1-16316777751761707285460-1631682548.png
Nguồn: VDSC

Mặt khác, thị trường trái phiếu đang thể hiện rằng lạm phát không phải là hiện tượng “nhất thời” như các ngân hàng trung ương đang cố gắng truyền tải. Đó là một vấn đề nhức nhối.

VDSC dẫn quan điểm của chuyên gia Adam Posen từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) cho biết, “Cục Dự trữ Liên bang dự đoán mức tăng đột biến của lạm phát năm nay là tạm thời và sẽ sớm giảm một khi tình trạng thiếu hụt giảm bớt. Điều này là quá lạc quan. Việc điều chỉnh thị trường lao động và chuỗi cung ứng sẽ cần nhiều thời gian hơn, do đó lạm phát sẽ kéo dài. ”

Chuyên gia VDSC hoàn toàn đồng ý với nhận định này, và thị trường trái phiếu Hoa Kỳ cũng vậy. Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm không cho thấy dấu hiệu sẽ giảm trở lại. Nhiều tín hiệu đáng chú ý cho thấy thị trường không tin vào những gì Fed đang nói. Lợi suất đang tăng lên.

photo-1-16316777879781464014948-1631682546.png
Nguồn: VDSC

Nhìn sang các nước khác, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất cơ bản vào cuối tháng 8 sau 15 tháng giữ ở mức thấp kỷ lục. Phía Brazil và Nga đã ba lần tăng lãi suất trong năm nay. Trung Quốc đang trong môi trường thắt chặt trong khi Mexico, Cộng hòa Séc và Hungary đều vừa có những động thái đầu tiên sau nhiều năm.

VDSC cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể điều chỉnh nhẹ. Theo đó, chỉ số VN-Index được dự dự báo sẽ giao dịch trong khoảng 1.250 - 1.380 điểm trong vài tháng tới. Nhóm phân tích nhận định trợ lực chính giúp nâng đỡ VN Index trong tháng 9 là những thông tin lạc quan về tiến độ tiêm chủng/bao phủ vắc xin và câu chuyện nới lỏng các chỉ thị giãn cách xã hội nghiêm ngặt như hiện tại. 

Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, việc giãn cách xã hội chặt chẽ kéo dài có thể làm ảnh hưởng tâm lý chung của nhà đầu tư nước ngoài. Trong tháng 7, nhà đầu tư nước ngoài đã tỏ ra khá lạc quan với khả năng kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam và mua ròng mạnh cổ phiếu. Tuy nhiên, việc tiếp tục giãn cách mà chưa thể nới lỏng trong tháng 9 sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chung và có khả năng dẫnđ ến hành động bán chốt lời khi nhà đầu tư nước ngoài đã khá thành công trong việc "bắt đáy" giai đoạn thị trường điều chỉnh mạnh trong tháng 7. 

photo-1-1631678472605834128494-1631682543.png
Nguồn: VDSC