nam-2036-viet-nam-se-lot-vao-g20-20-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-1664526950.jpg

Theo dự báo của CEBR, nền kinh tế Việt Nam sẽ lần lượt tăng từ hạng 36 (2022) lên hạng 30 (2026), hạng 24 (2031) và hạng 20 vào năm 2036, khi này trong khu vực ASEAN, Việt Nam sẽ đứng thứ 2 sau Indonesia (#8), tiếp sau Việt Nam lần lượt là Thái Lan (#22), Philippines (#25), Malaysia (#34), Singapore (#41), Myanmar (#87), Cambodia (#95), Lào (#101), Brunei (#136), Timor Leste (#165).

Đứng sau Việt Nam có một loạt các nước Châu Âu theo thứ tự sau: Poland (#21), Thuỵ Sĩ (#23), Ireland (#28), Áo (#29), Thuỵ Điển (#30), Bỉ (#31), Israel (#32), Rumania (#36), Na Uy (#39), Đan Mạch (#43), Czech (#46), Phần Lan (#52), Bồ Đào Nha (#55), Hungary (#56), Hy Lạp (#58).

Việt Nam cũng đứng trên tất cả các quốc gia Nam Mỹ (trừ Brazil và Mexico), đứng trên tất cả các quốc gia Trung Đông, Nam Á (trừ Ấn Độ và Saudi Arabia) và tất nhiên đứng trên tất cả các quốc gia Châu Phi (bao gồm cả Nam Phi).

Như vậy tính từ năm 2021 đến năm 2036 (15 năm) Việt Nam thăng 21 hạng từ hạng 41 lên hạng 20 thế giới, còn nếu tính từ 2006 (30 năm) Việt Nam sẽ thăng 36 hạng từ hạng 56 lên hạng 20 thế giới. quả là những bước tiến thần kỳ.

Theo CEBR, các nền kinh tế châu Á sẽ nổi lên nhanh chóng về quy mô, khiến các nền kinh tế phương Tây bị tụt lại phía sau, đến năm 2031 Trung Quốc chính thức vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và Châu Á sẽ chiếm 3 trong top 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản). CEBR còn dự báo sang nửa sau của thế kỷ 21, Ấn Độ cũng vượt qua Mỹ đẩy Mỹ xuống vị trí thứ 3 thế giới, còn Indonesia (#8) và Nga (#10) sẽ đẩy Canada và Italia ra khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Để đạt được như dự báo của CEBR, tôi nghĩ rằng Việt Nam chúng ra cần rất nhiều nỗ lực và rất nhiều việc phải làm cũng như rất nhiều thay đổi tự làm mới mình, nhưng tôi tin rằng nhất định chúng ta sẽ đạt được.