328518504-904559810736807-6485580547677608735-n-1675490404.jpg
 

Vào cuối năm 2022, ở thời điểm nghỉ Tết âm lịch, khi mà vừa biết tin ChatGPT ra đời, tôi đã bắt tay vào nghiên cứu và ứng dụng nó.

Nhiều người thường nhắn tin hỏi tôi là: Đã biết ChatGPT chưa, bởi vì họ không thấy tôi đăng về nó.

Tôi chỉ cười.

Bởi vì tôi muốn thực sự biết cách áp dụng nó vào công việc của mình, sau đó tôi mới chia sẻ.

Hôm nay, hãy để tôi chia sẻ cách tôi áp dụng ChatGPT vào việc viết kịch bản quảng cáo của mình nhé.

Đầu tiên bạn phải hiểu rằng, khi sử dụng ChatGPT, bạn cần cung cấp bối cảnh và những gì bạn muốn ChatGPT thực hiện cho bạn.

Rất nhiều người dùng nó với một tư duy đơn giản là nó sẽ làm hết cho mình, nên không cung cấp rõ bối cảnh cho nó hiểu.

Khi bạn cung cấp rõ bối cảnh, nó sẽ giúp bạn.

Hãy để tôi lấy cho bạn một ví dụ:

Giả sử tôi muốn viết kịch bản quảng cáo cho khoá học marketing dành cho người đang kinh doanh.

Tôi sẽ không ngay lập tức yêu cầu ChatGPT viết cho tôi kịch bản.

Thay vào đó tôi đưa cho nó bối cảnh trước.

Ví dụ, tôi đưa cho nó thế này: Liệt kê 10 vấn đề hoặc nỗi đau lớn nhất của chủ doanh nghiệp hoặc người kinh doanh trong việc marketing để tăng doanh thu và tìm kiếm khách hàng mới

Và đây là câu trả lời của ChatGPT:

Dưới đây là 10 vấn đề hoặc nỗi đau lớn nhất của chủ doanh nghiệp hoặc người kinh doanh trong việc marketing:

1. Tìm kiếm khách hàng mới: khó tìm được khách hàng mới hoặc tìm được những khách hàng sai.

2. Chi phí marketing: chi phí marketing cao và không đảm bảo tỷ lệ hoàn trả.

3. Hiệu quả marketing: không thể đo lường được hiệu quả của chiến dịch marketing.

4. Sự xác định mục tiêu khách hàng: không biết đối tượng khách hàng cần tiếp cận và làm sao để gặp gỡ họ.

5. Sự cạnh tranh: các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ và có nhiều tài năng hơn.

6. Sự phân tán: khách hàng phân tán và khó tìm để tiếp cận.

7. Sự thay đổi xu hướng: xu hướng thay đổi nhanh và khó theo kịp.

8. Sự phức tạp của công nghệ: sử dụng các công nghệ mới đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

9. Sự khó chịu về pháp lý: ràng buộc về quy định pháp lý và hạn chế trong việc tiếp cận khách hàng.

Sau đó, tôi đưa cho nó bối cảnh tiếp theo: Nếu gặp phải những vấn đề này, họ có thể có những cảm xúc như thế nào?

Và nó trả lời tôi:

Nếu gặp phải những vấn đề trong việc marketing, chủ doanh nghiệp hoặc người kinh doanh có thể gặp những cảm xúc như:

1. Hoảng loạn: lo lắng về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

2. Phẫn nộ: tức giận về việc không thể tìm được khách hàng mới hoặc chi phí marketing cao.

3. Thất vọng: không hài lòng về kết quả của chiến dịch marketing.

4. Sự lo lắng: lo lắng về sự cạnh tranh và thay đổi xu hướng.

5. Sự khó chịu: cảm thấy khó chịu với sự phức tạp của công nghệ và ràng buộc pháp lý.

6. Sự bất lực: thất vọng về khả năng giải quyết những vấn đề trong việc marketing.

7. Sự kiện trầm: cảm thấy tổn thương về sự tồn tại của doanh nghiệp.

8. Sự mệt mỏi: cảm thấy mệt mỏi về sự cố gắng không đạt kết quả trong việc marketing.

Và rồi, khi tôi cảm thấy đủ bối cảnh và dữ liệu để ChatGPT đưa ra cho tôi một kịch bản quảng cáo tốt, lúc đó tôi mới yêu cầu nó: Bây giờ, viết 1 kịch bản quảng cáo giới thiệu về khoá học marketing online miễn phí giúp họ giải quyết những vấn đề trên với bối cảnh có nhân vật đang trải qua những cảm xúc vừa được bạn liệt kê ở trên.

Và đây là kết quả ChatGPT trả về cho tôi:

Kịch bản quảng cáo:

[Scene 1: Trong văn phòng của một chủ doanh nghiệp, họ đang đứng trước màn hình máy tính với vẻ hoảng loạn và phẫn nộ.]

Chủ doanh nghiệp: [gầm gừ] Tôi không thể tìm được khách hàng mới và chi phí marketing cao. Tôi đang đứng trước sự thất vọng và bất lực.

[Scene 2: Một người bạn gọi điện đến cho chủ doanh nghiệp]

Người bạn: [từ bên máy] Chào anh, tôi biết anh đang gặp những vấn đề trong việc marketing. Tôi có một giải pháp cho anh.

Chủ doanh nghiệp: [quan tâm] Giải pháp gì vậy?

Người bạn: [từ bên máy] Tôi muốn giới thiệu cho anh một khoá học marketing online miễn phí. Nó sẽ giúp anh giải quyết những vấn đề trong việc marketing và tăng doanh thu.

Chủ doanh nghiệp: [hoạt bát] Thật tốt, tôi muốn tham gia.

[Scene 3: Chủ doanh nghiệp đăng ký khoá học và học tập trực tuyến. Sau một thời gian học tập, họ đạt được những kết quả tốt với chi phí marketing thấp hơn.]

Đúng là một kịch bản tôi cần.

Tại sao tôi chia sẻ điều này với bạn?

Bởi vì tôi muốn bạn hiểu rằng, đây là cơ hội, ChatGPT là cơ hội.

Nhưng để nắm bắt cơ hội, bạn cũng cần phải nâng cấp bản thân.

Ví dụ ở trên, nếu tôi không nắm được kiến thức về marketing, kiến thức về trong kịch bản quảng cáo cần có: Vấn đề, cảm xúc… thì làm sao tôi có thể nhờ ChatGPT giúp tôi được, đúng không?

Vì vậy, đừng phụ thuộc vào nó, hãy nâng cấp bản thân để từ đó có thể sử dụng ChatGPT phát triển công việc của bạn.

Hy vọng bài viết này giúp bạn phần nào đó.

Đừng loại trừ khả năng tôi dùng ChatGPT hỗ trợ để viết bài viết này.

Nguồn: Hoàng Bá Tầu

Facebook