1. GPT-3 và ChatGPT là gì?
GPT-3 (Generative Pretraining Transformer 3) là một mô hình AI xử lý ngôn ngữ tiên tiến nhất được phát triển bởi OpenAI. Nó có khả năng tạo văn bản giống con người và có nhiều ứng dụng, bao gồm dịch ngôn ngữ, mô hình hóa ngôn ngữ và tạo văn bản cho các ứng dụng như chatbot. Đây là một trong những mô hình AI xử lý ngôn ngữ lớn nhất và mạnh mẽ nhất cho đến nay, với 175 tỷ tham số.
Công dụng phổ biến nhất của nó cho đến nay là tạo ChatGPT – một chatbot có nhiều khả năng. Là một chương trình có thể hiểu được ngôn ngữ của con người khi nói và viết, cho phép hiểu được thông tin dạng văn bản mà nó được cung cấp và trả lời dựa trên hiểu biết của nó (giống như hai con người đang nói chuyện trực tiếp) với phạm vi trao đổi không giới hạn. Nó hơi khoe khoang một chút, nhưng hoàn toàn chính xác và được cho là viết rất hay.
Kể từ khi ra mắt, công cụ ChatGPT đã gây bão trên internet và có hơn một triệu người dùng đều ngạc nhiên về mức độ thông minh của công cụ chatbot này. Một số thậm chí còn coi ChatGPT là sự thay thế cho Google, vì ứng dụng này có khả năng đưa ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp một cách trực tiếp – gần giống như một người thầy dạy kiến thức cá nhân.
Cho đến nay, OpenAI mới chỉ cho phép mọi người thử nghiệm phiên bản ChatGPT beta. Và dự kiến sẽ cấp quyền truy cập APT trong năm tới. Với quyền truy cập API này, các nhà phát triển sẽ có thể ứng dụng ChatGPT vào phần mềm của riêng họ, từ đó thúc đẩy cộng đồng người dùng ChatGPT đông đảo hơn và mang lại nhiều kết quả thực tế hơn.
2. ChatGPT có thể làm gì?
Với 175 tỷ tham số, thật khó để thống kê gói gọn được những gì GPT-3 có thể làm. Tuy nhiên, mô hình này không thể tạo ra video, âm thanh hay hình ảnh như người anh em Dall-E 2, mà thay vào đó nó có khả năng hiểu sâu về văn nói và văn viết.
Điều này mang lại cho nó nhiều khả năng, từ viết thơ hay viết những câu chuyện tình lãng mạn sáo rỗng trong các vũ trụ song song, cho đến giải thích cơ học lượng tử bằng thuật ngữ đơn giản hoặc viết các bài nghiên cứu. Thú vị hơn thế, ChatGPT còn giúp chúng ta viết các kịch bản hài độc thoại hoặc thông tin về những người nổi tiếng yêu thích của bạn.
Nhưng sức mạnh thực sự của ChatGPT nằm ở tốc độ và sự hiểu biết về các vấn đề phức tạp. Trong khi chúng ta có thể dành hàng giờ để nghiên cứu, tìm hiểu và viết một bài báo về cơ học lượng tử, thì ứng dụng này có thể tạo ra một giải pháp thay thế được viết tốt chỉ trong vài giây.
Tương tự như Dall-E trước đây, ChatGPT sẽ chặn hỏi những câu hỏi mang nội dung không phù hợp hoặc cảnh báo những yêu cầu nguy hiểm. Các ứng dụng tiêu biểu của ChatGPT có thể kể đến như:
– Hỏi đáp: Trả lời câu hỏi dựa trên kiến thức đã có.
– Sửa lỗi ngữ pháp: Sửa câu thành tiếng Anh chuẩn.
–Tóm tắt cho học sinh lớp 2: Tóm tắt lại nội dung một văn bản khó sử dụng các khái niệm đơn giản hơn, sao cho học sinh tiểu học cũng có thể hiểu được.
– Chuyển ngôn ngữ tự nhiên thành ngôn ngữ cho OpenAI API: Tạo mã để gọi API OpenAI bằng hướng dẫn ngôn ngữ tự nhiên.
– Dịch SQL: Dịch ngôn ngữ tự nhiên bằng truy vấn SQL.
– Phân tích dữ liệu phi cấu trúc: tạo bảng từ văn bản dạng dài.
– Phân loại: Phân loại các mục thành các danh mục thông qua ví dụ.
– Chuyển Python sang ngôn ngữ tự nhiên: Giải thích một đoạn mã Python bằng ngôn ngữ dễ hiểu của con người.
– Text to command: Dịch văn bản thành lệnh lập trình.
– Dịch tiếng Anh sang ngôn ngữ khác: Dịch văn bản tiếng Anh sang tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật.
– Ngôn ngữ tự nhiên cho Stripe API: Tạo mã để gọi Stripe API bằng ngôn ngữ tự nhiên.
– Movie to Emoji: Chuyển đổi tiêu đề phim thành biểu tượng cảm xúc
– Tính độ phức tạp của thời gian: Tìm độ phức tạp thời gian của một hàm.
– Dịch ngôn ngữ lập trình: Dịch từ ngôn ngữ lập trình này sang ngôn ngữ lập trình khác.
– Phân loại tweet nâng cao: Phát hiện tình cảm nâng cao cho một đoạn văn bản.
– Giải thích code: Giải thích một đoạn mã phức tạp.
– Tìm từ khóa: Tìm các từ khóa trong một khối văn bản.
– Trả lời suy luận: Hướng dẫn mô hình hướng tới câu trả lời thực tế bằng cách chỉ cho mô hình cách trả lời các câu hỏi nằm ngoài cơ sở kiến thức của mô hình. Sử dụng một “?” để biểu thị phản hồi đối với các từ và cụm từ mà nó không biến cung cấp phản hồi tự nhiên có vẻ hiệu quả hơn so với các phản hồi trừu tượng hơn.
– Quảng cáo từ mô tả sản phẩm: Biến mô tả sản phẩm thành bản sao quảng cáo.
– Chatbot trợ giúp JavaScriptBot: Mô hình ngôn ngữ ML/AIBot trả lời các câu hỏi về JavaScript.
– Tạo danh sách sách khoa học viễn tưởng: Tạo một danh sách các mục cho một chủ đề nhất định.
– Công cụ trích xuất mã sân bay: Trích xuất mã sân bay từ văn bản.
– Tạo truy vấn SQL: Tạo truy vấn SQL đơn giản.
– Trích xuất thông tin liên hệ: Trích xuất thông tin liên hệ từ một khối văn bản.
– Friend Chat: Mô phỏng một cuộc trò chuyện bằng tin nhắn văn bản.
– Mood to color: Biến mô tả văn bản thành màu sắc.
– Tạo tên sản phẩm: Tạo tên sản phẩm từ các ví dụ.
– Sửa lỗi Python: Tìm và sửa lỗi trong mã nguồn.
– Tạo bảng tính; Tạo bảng tính của các loại dữ liệu. Đó là một lời nhắc dài nhưng rất linh hoạt. Đầu ra có thể được sao chép + dán vào một tệp văn bản và được lưu dưới dạng .csv với dấu phân cách là ký tự.
– Viết tài liệu cho mã Python: Một ví dụ về cách tạo một chuỗi tài liệu cho một hàm Python, dán mã, sau đó hỏi trong một nhận xét về chuỗi tài liệu và đưa ra phần đầu đặc trưng cho chuỗi tài liệu (“””).
– Analogy Maker: Tạo phép loại suy. Được sửa đổi từ lời nhắc của cộng đồng để yêu cầu ít ví dụ hơn.
– Hàm một dòng JavaScript: Biến một chức năng JavaScript thành một lớp lót.
– Sáng tác truyện kinh dị: Tạo những câu chuyện kinh dị ngắn từ hai đến ba câu từ đầu vào chủ đề.
– Chỉ đường: Chuyển đổi ngôn ngữ tự nhiên sang đường từng chăng
– Người tạo đánh giá nhà hàng: Biến một vài từ thành đánh giá nhà hàng.
– Tạo ghi chú học tập: Cung cấp một chủ đề và nhận được ghi chú nghiên cứu.
– Câu hỏi phỏng vấn: Tạo câu hỏi phỏng vấn.
– Chuyển đổi ngôi thứ: Chuyển đổi góc nhìn thứ nhất sang góc nhiều thứ hai. Điều này được sửa đổi từ lời nhắc của cộng đồng để sử dụng ít ví dụ hơn.
– Ghi chú tóm tắt: Biến ghi chú cuộc họp thành một bản tóm tắt.
– Tạo ý tưởng tập thể dục VR: Tạo ý tưởng cho các trò chơi thể dục và thực tế ảo.
– Xếp hạng ESRB: Phân loại văn bản dựa trên xếp hạng ESRB.
– Lập dàn ý tiểu luận: Lập dàn ý cho đề tài nghiên cứu.
– Tạo công thức món ăn (tự chịu rủi ro khi ăn): Tạo một công thức từ một danh sách các thành phần.
– Trò chuyện: Cuộc trò chuyện kết thúc mở với trợ lý AI.
– Marv bot trò chuyện mỉa mai: Marv là một chatbot thực tế và cũng rất châm biếm.
3. Cách thức hoạt động của ChatGPT như thế nào?
Nhìn bề ngoài, công nghệ của GPT-3 rất đơn giản. Nó nhận các yêu cầu, câu hỏi hoặc lời nhắc của bạn và nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, công nghệ để làm điều này phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta.
Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu văn bản từ internet, bao gồm 570GB dữ liệu khổng lồ thu được từ sách, văn bản web, Wikipedia, bài báo và các phần viết khác trên internet. Nói chính xác hơn, 300 tỷ từ vựng đã được đưa vào hệ thống để tạo ra công nghệ GPT-3.
Là một mô hình ngôn ngữ và hoạt động dựa trên xác suất, GPT-3 có thể đoán từ tiếp theo sẽ là gì trong một câu. Để đến giai đoạn có thể làm được điều này, mô hình đã trải qua giai đoạn thử nghiệm có giám sát.
Tại đây, nó được cung cấp đầu vào, chẳng hạn “Gỗ của cây có màu gì?”. Nếu mô hình trả lời sai, câu trả lời đúng được nhập vào hệ thống, dạy cho hệ thống câu trả lời đúng và giúp hệ thống xây dựng kiến thức. Sau đó, nó trải qua giai đoạn tương tự thứ hai, đưa ra nhiều câu trả lời và xếp hạng chúng từ tốt nhất đến kém nhất, đào tạo mô hình về so sánh. Điều làm nên sự khác biệt của công nghệ này là nó tiếp tục học trog khi đoán từ tiếp theo sẽ là gì, không ngừng nâng cao hiểu biết của nó về các gợi ý và câu hỏi.
4. Những điểm cần hoàn thiện của ChatGPT
Cũng như nhiều ứng dụng AI khác, ChatGPT không hoàn hảo. Chúng dễ dàng bị nhầm lẫn thông tin khi phải xử lý những yêu cầu quá phức tạp hoặc quá chi tiết. Ngoài ra, ứng dụng cũng không thể xử lý các khái niệm quá mới. Các sự kiện thế giới đã xảy ra trong năm qua sẽ được diễn giải với kiến thức hạn chế và đôi khi có thể tạo ra thông tin sai lệch.
Bên cạnh đó, ứng dụng này có thể đưa ra câu trả lời không chính xác cho các bài toán đại số. Nhưng nó lại có vẻ tự tin vào các câu trả lời siêu chi tiết của mình, vì thế, mọi người có thể dễ dàng bị đánh lừa khi tin rằng đó là sự thật.
ChatGPT cũng rất nhạy cảm với các điều chỉnh đối với cụm từ đầu vào hoặc thử nhiều lần cùng một lời nhắc. Ví dụ: Với cùng một cụm từ trong câu hỏi, ứng dụng này có thể hiển thị là không biết câu trả lời nhưng với một cụm từ cùng nghĩa nhưng được rút ngắn hơn, nó lại có thể trả lời.
Còn một nhược điểm khác là ChatGPT không hỗ trợ đối với các IP từ Việt Nam. Cho nên chúng ta khi sinh sống tại Mỹ hoặc Singapore hoặc bất kỳ quốc nào mà nó cho phép đều có thể truy cập được vào ChatGPT này. Hoặc là các bạn cũng có thể sử dụng các tài khoản mà được share bởi những người dùng khác.
Và nếu các bạn đang có mong muốn được trải nghiệm với công cụ ChatGPT. HomeNext Academy sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký và trải nghiệm ChatGPT trong phần tiếp theo bài viết.
5. Hướng dẫn cách đăng ký và trải nghiệm ChatGPT
Như đã đề cập trên, hiện tại ChatGPT không hỗ trợ cho các IP ở Việt Nam. Để có thể sử dụng được, các bạn cần phải chuẩn bị và thực hiện cách thức đăng ký như sau:
– Đầu tiên, chuẩn bị những vật dụng cần thiết để tạo tài khoản ChatGPT:
+ Thứ nhất, bạn cần chuẩn bị thẻ VISA hoặc MasterCard, nếu bạn chưa có thẻ vật lý, có thể tạo thẻ ảo từ Viettel Pay hoặc App Vietcombank.
+ Thứ hai, phần mềm VPN để Fake IP qua USA: Bạn có thể dùng extension HOLA hoặc các phần mềm VPN miễn phí.
– Thứ hai, thực hiện việc tạo tài khoản ChatGPT ở Việt Nam:
+ Bước 1: Thuê SMS
Trước tiên bạn thuê số điện ảo của USA. Giá cũng khá rẻ, chỉ khoản 1$ để nhận SMS xác minh của ChatGPT.
Bạn có thể đăng ký ở smspool.net (Liên hệ 0903140768 để được tặng số điện thoại lấy SMS miễn phí) hoặc sms-activate.org. Một số người thì khuyên bạn nên tạo tài khoản ở smspool để thuê số điện thoại nhận mã OTP cho tiện. Sau khi tạo tài khoản xong, bạn vào Menu Deposit và nạp 1$ vào. Bạn sẽ được chuyển qua trang thanh toán, dùng thẻ VISA/MasterCard để nạp 1$ vào tài khoản. Sau khi nạp tiền xong, bạn vào Menu Quick Order.
Service: OpenAI
Pricing Option: Select highest success rate
Quốc gia: United States
>>> Nhấn Purchase
Sau khi thành công, bạn sẽ thấy số điện thoại bên tay phải. Dùng số này để nhận OTP từ ChatGPT.
+ Bước 2: Tạo tài khoản OpenAI để dùng ChatGPT
Bây giờ bạn bật VPN và chuyển IP qua USA (United State) lên nhé. Sau đó vào trang https://chat.openai.com/ nhấn vào nút Sign up để tạo tài khoản. Sau đó, nhập Email ở và thông tin tài khoản, sau đó xác nhận Email.
Đến bước xác minh số điện thoại, bạn nhập số điện thoại đã thuê ở trên. Ví dụ ở trên bạn đã thuê số 13186909848 thì nhập vào ô số điện thoại bỏ số 1 đi, chỉ nhập 3186909848.
Sau đó, bạn quay lại Tab trang smspool.net để lấy mã OTP rồi quay lại Tab openai.com để nhập OTP vào. Sau khi xác minh thành công, bạn sẽ vào được giao diện chính của ChatGPT.
– Thứ ba, cách chat với OpenAI ChatGPT:
Khi đã vào được giao diện ChatGPT, bạn có thể chat với BOT bằng cách nhập nội dung vào khung bên dưới cuối trang.
6. Ứng dụng ChatGPT trong việc sáng tạo Content
Để lên một ý tưởng content là điều không dễ dàng. Nó cũng giống như việc bạn hỏi bạn bè “Trưa nay ăn gì?” thì bạn bè của bạn sẽ không biết trả lời như thế nào? Nhưng khi bạn nói “Trưa nay mình ăn bún bò nhé!” thì lập tức bạn sẽ nhận được phản hồi với nhiều ý kiến khác và tốt hơn.
Một ví dụ điển hình khi trải nghiệm với ChatGPT, tôi đã đặt câu hỏi tiếng Anh: “What are benefits of becoming a visiting university falcuty?” thì nó đã phản hồi lại rằng:
Hay một câu hỏi khác:
Thay vì bạn phải mắc hàng giờ để tìm kiếm bài viết phù hợp trên Google. Thì nhờ vào công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT, nó sẽ đưa ra những gợi ý viết content phù hợp với mong muốn của bạn. Bạn có thể hỏi nó cách để viết một câu chuyện, cách SEO content, hay học content như thế nào để hiệu quả nhất.v.v… Với câu từ mượt mà, chuẩn SEO, tiếng Anh chuẩn IELTS 8.0, công việc viết content của bạn sẽ được gia tăng hiệu quả nhờ tiết kiệm nhiều thời gian và tốc độ nhanh gấp 10 lần.
Kết luận
Trên đây là sơ lược về ChatGPT và những điểm mạnh vô cùng nổi trội của nó trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Ứng dụng này còn có khả năng mở rộng cao nên rất phù hợp để sử dụng trong những ứng dụng quy mô lớn hơn trong tương lai. Và hi vọng từ những thông tin được HomeNext Academy cung cấp đã giúp bạn có thêm những góc nhìn mới mẻ về ứng dụng vô cùng tuyệt vời này. Sau đó có thêm cơ hội để ứng dụng hiệu quả nó vào công việc của bạn.
Lễ trao giải VinFuture lần thứ 2 vừa rồi, giáo sư John Nosta nói về TQ (Technology Quotient) là một dạng trí thông minh chúng ta cần phát triển trong giai đoạn hiện nay, chứ không phải IQ hay EQ.
Trong cuốn sách best seller ‘The Future Leader’ (Nhà lãnh đạo tương lai) của mình, tác giả Jacob Morgan dành hẳn một chương có tên là “Thiếu niên công nghệ” để nói về kỹ năng về công nghệ là một yêu cầu cần thiết cho những nhà lãnh đạo tương lai.
Như vậy, các hiểu biết về các công cụ, xu hướng công nghệ là điều cần nắm bắt để thích nghi trong thời đai hiện tại không chỉ dành cho những người làm về công nghệ, về marketing mà còn là các lãnh đạo doanh nghiệp.
Bỏ qua điều này, sẽ là một thiệt thòi lớn cho bạn và doanh nghiệp của bạn.
Nguồn: Tổng hợp