Tiểu sử của ông Vương Truyền Phúc và sự hình thành nên tập đoàn BYD?

Vương Truyền Phúc sinh năm 1966 ở một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc. Ông là trẻ mồ côi, được anh chị nuôi ăn học. Năm 1987, ông Vương tốt nghiệp cử nhân hóa trường Central South Industrial University of Technology, sau đó lấy bằng thạc sĩ khoa học tại Beijing Non-Ferrous Research Institute (năm 1990).

ke-tam-lang-nguoi-nua-can-cai-tam-dang-e-ngai-cua-doi-thu-ty-phu-pham-nhat-vuong-chu-tich-byd-vuong-truyen-phuc-1683611010.png
Chân dung ông Vương Truyền Phúc

Vào năm 1995, ông Vương quyết định rời bỏ Viện nghiên cứu, tạo dựng sự nghiệp của riêng mình. Khó khăn đầu tiên mà ông phải đối mặt là vốn đầu tư. Chạy vạy khắp nơi, Vương Truyền Phúc cũng vay được 350.000 USD từ những người họ hàng. Ông đã dùng số tiền này mở công ty sản xuất pin BYD. Lý do là vì ông nhận thấy đây là thị trường nhiều tiềm năng khi pin nhập khẩu từ Nhật Bản vừa đắt lại vừa chậm giao hàng. Đi sau những nhà sản xuất pin có tiếng của Nhật Bản như Sony, Sanyo nhưng ông Vương không chạy theo những dây chuyền sản xuất tự động của họ mà tìm một lối đi riêng. Mày mò tìm hiểu qua sách kỹ thuật và các chi tiết trong sản phẩm cùng loại của Nhật, ông đã tự lắp ghép được các thiết bị bán tự động để sản xuất pin.

BYD là viết tắt của Build Your Dreams, là một công ty ra đời năm 1995 và đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Người sáng lập BYD là Wang Chuanfu (Vương Truyền Phúc), Mục tiêu của ông khi thành lập công ty là cạnh tranh với các sản phẩm pin sạc xuất khẩu của Nhật Bản.

Vào năm 2002, Wang Chuanfu đã mua lại công ty sản xuất ô tô Tsinchuan Automobile Co Ltd cũng thuộc Trung Quốc với tham vọng phát triển lĩnh vực xe ô tô điện. Sau đó BYD tiếp tục mua lại nhiều hãng sản xuất ô tô đang trong tình cảnh khó khăn và sử dụng các nhà máy có sẵn của họ để trở thành một công ty lớn mạnh như hiện nay.

ke-tam-lang-nguoi-nua-can-cai-tam-dang-e-ngai-cua-doi-thu-ty-phu-pham-nhat-vuong-chu-tich-byd-vuong-truyen-phuc-1-1683611025.png
Mẫu xe của BYD

Chỉ 5 năm sau khi gia đời, BYD đã trở thành nhà sản xuất pin điện thoại di động lớn nhất thế giới chiếm khoảng 30% thị phần toàn cầu, cung cấp pin cho Motorola, Nokia, Sony Ericsson và Samsung. Hiện nay, iPod, iPhone và tổ chức phi lợi nhuận One Laptop Per Child (với mục tiêu mỗi trẻ em có 1 máy tính xách tay) đều sử dụng pin của BYD. Đặc biệt, pin của BYD chưa từng một lần bị thu hồi, chứng tỏ chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn và ổn định. Nhận thấy sản xuất pin khó có thể mở rộng hơn nữa, ông quyết định đặt chân vào “vùng đất mới” – sản xuất ô tô. Vương Truyền Phúc mua lại 77% cổ phần của công ty sản xuất ô tô Qinchuan Auto đang làm ăn thua lỗ với giá 39 triệu USD.

Ba năm sau khi lấn sân sang lĩnh vực sản xuất ô tô, năm 2006, mẫu ô tô điện đầu tiên của BYD mang tên F3e đã ra mắt thị trường. Tháng 12/2008, thêm một “đứa con” nữa của BYD chào đời là F3DM – chiếc ô tô lai plug-in (có thể sạc pin ở gia đình) đầu tiên trên thế giới, hoạt động chủ yếu bằng điện và có thêm động cơ xăng 1 lít. Wang tuyên bố cuối năm nay sẽ tiếp tục “sinh” thêm loại xe F6DM. Mặc dù vậy, BYD vẫn chưa thực sự có tên tuổi trên thị trường quốc tế. Dù vậy, công ty này đã bán được hơn 641.000 xe điện trong nửa đầu năm 2022, theo Forbes. Trong khi đó, số liệu từ CNBC cho thấy BYD đã bán được khoảng 130.000 xe trong năm 2021. Thành công của BYD bắt nguồn từ việc có thể chế tạo pin sử dụng lâu hơn và rẻ hơn so với các nhà sản xuất đến từ Mỹ, Nhật.

ke-tam-lang-nguoi-nua-can-cai-tam-dang-e-ngai-cua-doi-thu-ty-phu-pham-nhat-vuong-chu-tich-byd-vuong-truyen-phuc-2-1683611025.png
BYD nổi tiếng với những đột phá công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn

Năm 2008, Buffett chi 232 triệu USD để mua 10% cổ phần tại BYD. Đến năm 2021, lợi nhuận thu về đã tăng 33 lần, theo Nikkei. Tại thời điểm đầu tư, tỷ phú Buffett thừa nhận công nghệ với ông là một lĩnh vực quá xa vời. Ông cho biết: “Tôi chẳng biết gì về điện thoại hay pin (vốn là lĩnh vực chính của BYD) và tôi cũng chẳng hiểu nhiều về ô tô”. Ban đầu, theo hãng tin CNN, Berkshire Hathaway định mua tới 25% cổ phiếu của BYD nhưng CEO Wang từ chối. Vị Giám đốc Trung Quốc thừa nhận muốn làm kinh doanh với Buffet để củng cố thương hiệu và mở cửa ra thị trường Mỹ nhưng sẽ không bán quá 10% cổ phần của BYD.

Forbes thậm chí còn báo cáo rằng cổ phiếu của BYD đã tăng 90% bất chấp đại dịch. Tài sản cá nhân của ông trị giá hơn 25 tỷ USD, đứng thứ 22 ở Trung Quốc, theo FT.

“Vương Truyền Phúc là sự kết hợp giữa nhà phát minh Thomas Edison và cựu Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn GE, Jack Welch. Ông giống Edison ở khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật và giống Welch ở quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra”, Buffett nhận định.

Hành trình soán ngôi Tesla, đồng thời là đối thủ nặng ký của Vinfast

BYD hiện đang cạnh tranh với Tesla của Musk để trở thành nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất thế giới. Ít ai ngờ rằng vào năm 2011, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Bloomberg, Elon Musk thậm chí không coi BYD là đối thủ. “Bạn đã thấy xe của họ chưa? Tôi không nghĩ rằng họ sẽ tạo ra một sản phẩm tốt”, Musk nói.

Trong bối cảnh đại dịch, Vương Truyền Phúc thậm chí còn kiếm được lợi nhuận cao hơn nhờ đa dạng hoá chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất của công ty. Điều này trái ngược với Tesla. BYD cũng làm chủ một mô hình kinh doanh độc đáo. Họ không mua các linh kiện từ những nhà sản xuất chuyên dụng. Thay vào đó, họ tự sản xuất chip và pin cũng như xe điện, chiếm 90% phụ tùng xe hơi của BYD. Do vậy, họ tránh được những căng thẳng về nguồn cung và hậu cần, Forbes giải thích.

Đến năm 2022, BYD đã vượt mặt Tesla về doanh số sau khi họ bán được 641.350 xe năng lượng mới trong nửa đầu năm, trong khi công ty của Elon Musk chỉ giao được khoảng 564.740 xe.

Kể từ khi mới thành lập với hoạt động sản xuất pin, BYD đã được biết đến là một công ty tiên phong về công nghệ, tạo ra nhiều sự đổi mới tác động lớn đến nhiều lĩnh vực. Trên trang web của BYD cho biết họ là tác giả thiết kế công nghệ cho các phương tiện chạy bằng pin như ô tô, xe buýt, xe tải, xe nâng, ngoài ra cũng thiết kế hệ thống đường sắt một ray SkyRail, sản xuất năng lượng mặt trời, lưu trữ năng lượng và sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng.

Hiện nay BYD là hãng sản xuất pin lớn thứ 4 trên thế giới và cũng nằm trong top những thương hiệu xe điện lớn nhất trên thị trường, được định giá khoảng 950,77 tỷ đô la Hồng Kông tương đương 121,16 tỷ đô la Mỹ. Danh tiếng và sức ảnh hưởng của họ đã vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc và vươn tầm thế giới.

Theo thông tin được biết mẫu xe điện cỡ nhỏ của BYD đã lập tức cháy hàng khiến nhiều người cho rằng Vinfast VF 5 của Việt Nam (do công ty Phạm Nhật Vượng sản xuất) sẽ gặp khó. Mẫu xe điện hatchback hạng A mang tên Seagull của "ông lớn" xe điện BYD Trung Quốc ngay ngày đầu tiên ra mắt tại triển lãm ô tô Thượng Hải vào nửa cuối tháng 4 vừa qua đã lập tức gây sốt đối với cộng đồng yêu thích xe hơi nước này. Đã có 10.000 đơn đặt hàng đã được ghi nhận chỉ sau 24 giờ công khai mở bán, khiến giới quan sát đánh giá Seagull có thể trở thành mẫu xe điện bán chạy nhất năm tại Trung Quốc, vượt qua cả Hongguang Mini EV. 

Bên cạnh vẻ ngoài hiện đại, bắt mắt và màu sơn phù hợp với giới trẻ, điểm mạnh của Seagull cũng giống như nhiều mẫu xe điện Trung Quốc khác chính là giá thành “siêu rẻ”. Giá khởi điểm chỉ từ 11.400 đô la tương đương khoảng 270 triệu đồng là yếu tố chi phối dẫn tới sự bùng nổ nhanh chóng về lượt mua. Đây cũng được ghi nhận là mẫu xe điện rẻ nhất hiện nay của BYD, nằm trong dòng sản phẩm “mũi nhọn” Ocean – Đại dương, cùng mẫu hatchback Dolphin- Cá heo, mẫu Sedan Seal – Hải cẩu và Seagull – Chim mòng biển. 

ke-tam-lang-nguoi-nua-can-cai-tam-dang-e-ngai-cua-doi-thu-ty-phu-pham-nhat-vuong-chu-tich-byd-vuong-truyen-phuc-4-1683611025.png
Hình ảnh của BYD Seagull (xe được công ty của Vương Truyền Phúc sản xuất)

Về Vinfast của Phạm Nhật Vượng, có thể thấy BYD Seagull và Vinfast VF5: Kẻ tám lạng, người nửa cân. Seagull ra mắt với kích thước và dung lượng pin tương đương phân khúc mà mẫu xe điện của Việt Nam là Vinfast VF5 hướng đến: xe cỡ nhỏ cho đô thị (như KIA Morning hay Hyundai Grand i10).Cả 2 mẫu xe trên đều có ưu thế cực lớn về giá cả cạnh tranh, thiết kế hiện đại, tinh tế và nhỏ gọn, phù hợp với nhu cầu gia đình. 

Về kích thước, trục cơ sở, Vinfast VF5 nhỉnh hơn BYD Seagull một chút nhưng gần như không đáng kể, có thể nói là hoàn toàn tương đồng. Phạm vi hoạt động tối đa, phiên bản Seagull nâng cấp với động cơ điện 38kW/h có thể đi tới 405km, còn phiên bản VF5 động cơ điện 3,23 Kwh hoạt động được hơn 300km, ngang bằng với phiên bản Seagull cơ sở. 

ke-tam-lang-nguoi-nua-can-cai-tam-dang-e-ngai-cua-doi-thu-ty-phu-pham-nhat-vuong-chu-tich-byd-vuong-truyen-phuc-5-1683611163.jpg
Xe Vinfast VF5 (xe được sản xuất bởi công ty của Phạm Nhật Vượng)

Trên thực tế, định hướng phát triển của BYD và Vinfast hiện tại về thị trường quốc tế đang hoàn toàn khác nhau. BYD đã trở thành hãng xe điện lớn mạnh thứ 2 thế giới, chỉ chịu xếp ngay sau Tesla, song chính sách phát triển ra quốc tế của hãng lại tập trung chủ lực tại châu Âu, nơi có sự chào đón nồng nhiệt đối với xe điện Trung Quốc. Trong khi thị trường quốc tế trọng điểm của Vinfast là Bắc Mỹ. 
BYD trong tương lai ngắn hạn chưa có  ý định mở rộng ra thị trường Mỹ bởi cần thời gian thêm cho việc nghiên cứu thị phần, quan sát và đánh giá mức độ đầu tư. Trong khi đó, Vinfast sau hàng loạt các hoạt động quảng bá rầm rộ, đã giao các lô xe xuất khẩu đầu tiên tới tay khách hàng, bắt tay xây dựng nhà máy và chuẩn bị niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.

Do đó, về cơ bản, BYD của Vương Truyền Phúc và Vinfast của Phạm Nhật Vượng vẫn sẽ là 2 đối thủ nặng ký với nhau nhưng cơ bản trong tương lai gần sẽ chưa có sự áp đảo đáng kể nào từ cả hai.