Tính đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng tại Việt Nam, gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TPHCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long. Năm 2019, H&M cứ thu 10 đồng ở Việt Nam thì lãi 6 đồng rưỡi, chưa gồm chi phí mặt bằng, nhân viên.

Rất nhiều người Việt bày tỏ sự phẫn nộ đối với hãng thời trang Thụy Điển H&M sau khi có nhiều nguồn tin cho rằng hãng này đồng ý đăng bản đồ phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.

Những tháng năm có thể coi là rực rỡ của H&M tại Việt Nam

Năm 2017, việc H&M khai trương cửa hàng đầu tiên ở Vincom Center Đồng Khởi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra cơn sốt, tín đồ thời trang phải xếp hàng dài chờ đến lượt mua sắm. Còn nhớ, ngày đó, người Việt đông nghịt đến Vincom Center.

h1-1617427114.jpg
H&M trong ngày đầu đến thị trường Việt Nam.

Tiếp đó, hãng thời trang đến từ Thụy Điển này đã mở rộng quy mô, đến nay là 12 cửa hàng trên cả nước.

Dù chỉ vào Việt Nam từ tháng 9/2017, doanh thu của H&M trong năm này là 227 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 152 tỷ đồng tương đương biên lợi nhuận gộp lên tới 67%. Tuy nhiên, lợi nhuận trước và sau thuế của H&M chỉ là 13 tỷ đồng và 10 tỷ đồng cho thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý chiếm tỷ trọng rất lớn.

h2-1617427159.jpg
Doanh thu (tỷ đồng) của H&M tại Việt Nam qua các năm.
h2-1-1617427189.jpg
Lợi nhuận (tỷ đồng) của H&M qua các năm.

Sang năm 2018 doanh thu H&M tăng gấp 3 lần, lên 763 tỷ đồng và năm 2019 tăng tiếp lên 1.116 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của hai năm này tăng so với 2017 nhưng cũng ở mức rất thấp, là 11 tỷ đồng và 57 tỷ đồng trong bối cảnh tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định ở mức 65-66%.

Tính đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng tại Việt Nam, gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TPHCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long.

Có được những thành tựu nhất định tại Việt Nam nhưng tại thị trường thế giới, H&M trải qua nhiều năm lận đận.

Liên tục bị tẩy chay ở nhiều thị trường

Đầu tiên là việc phải đóng toàn bộ cửa hàng tại Nam Phi vì lỗi quảng cáo phân biệt chủng tộc. Khi đó, H&M đã tung một quảng cáo trong đó có một cậu bé da màu mặc một chiếc áo nỉ chui đầu có in trước ngực dòng chữ "coolest monkey in the jungle" (tạm dịch: "chú khỉ ngầu nhất rừng xanh"). Quảng cáo này thậm chí đã gây nên một làn sóng biểu tình phản đối nhằm vào H&M.

Không những vậy, H&M trong năm 2018 còn chứng kiến tồn kho quần áo kỷ lục lên tới 4,3 tỷ USD do không bán được hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, các thiết kế của H&M lỗi thời và không cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường.
Đến năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã khiến H&M phải đóng hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới, chung cảnh ngộ với các hãng thời trang khác.

Đến đầu năm 2021, H&M tiếp tục gặp rắc rối khi bị người dân Trung Quốc ồ ạt tẩy chay sau khi tuyên bố không mua bông sản xuất ở Tân Cương. Hàng loạt cửa hàng của H&M tại Trung Quốc đã phải đóng cửa.

a2-2227-1617242784-1617427261.jpg
Chú thích ảnh

Tuần trước, các vị trí của cửa hàng H&M ở Trung Quốc đã bị gỡ khỏi ứng dụng bản đồ trực tuyến. Các trang thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc cũng đồng loạt gỡ các sản phẩm của H&M, ẩn các chức năng tìm kiếm thương hiệu này. Khoảng 20 cửa hàng H&M tại nhiều tỉnh ở Trung Quốc cũng bị chủ cho thuê mặt bằng yêu cầu đóng cửa.

Làn sóng tẩy chay H&M ở Trung Quốc diễn ra nhanh và mạnh hơn so với các lần tẩy chay các thương hiệu nước ngoài trước đó. Trong khi đó, Trung Quốc lại là thị trường quan trọng, là động lực tăng trưởng lớn nhất của thương hiệu này. Trong quý trước, thị trường Trung Quốc chiếm 6% tổng doanh thu của hãng, lớn thứ 3 sau Mỹ và Đức.