Vài năm trước tưởng chừng như Adidas đã bắt kịp và có thể thách thức Nike trong cuộc đua trở thành hãng đồ thể thao lớn nhất thế giới, The Economist cho biết.

Tận dụng thương vụ với rapper người Mỹ Kanye West từ năm 2013. Vào năm 2021, Adidas liên tiếp tung ra dòng sản phẩm Yeezy do West thiết kế và đại diện. Sản phẩm đóng góp 12% tổng doanh số bán giày của Adidas, đạt mức vốn hóa thị trường là 67 tỷ USD vào tháng 8 năm 2022. Tuy nhiên, đà phát triển này đã chấm dứt từ tháng 9 ngay sau đó.
Trong quý cuối cùng của năm 2022, doanh số của Adidas vẫn ổn định và hãng này công bố khoản lỗ 724 triệu euro. Trong khi đó, Nike đạt doanh thu quý 12 tỷ USD - tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Cao gấp đôi Adidas nhờ giày Air Force có thặng dư đến 15%.
Hiện tổng vốn hóa thị trường của Adidas chỉ là 25 tỷ euro - bằng 1/7 so với Nike và khiến giới đầu tư có thêm niềm tin vào Puma - "đối thủ" cũng đến từ Đức.
Dù Adidas đã ngừng hợp tác với rapper này nhưng hàng triệu đôi Yeezy trị giá khoảng 1,2 tỷ euro vẫn chất đống trong kho không thể bán được sau Scandal chấn động của nam Rapper.
Nguy cơ suy thoái kinh tế ở châu Âu và Bắc Mỹ cũng đang "phủ đen" mọi hoạt động kinh doanh của hãng thể thao nổi tiếng.
Hiện tại, Nike vẫn là thương hiệu đồ thể thao phổ biến nhất tại Trung Quốc nhờ khả năng thích ứng với thị hiếu người tiêu dùng. Trong khi đó, Adidas ngày càng tụt sâu khi phải nhường vị trí số 2 cho Anta - một thương hiệu quốc gia Trung Quốc.
Theo các kế hoạch, ông Gulden dự định cắt giảm cổ tức, xây dựng lại mối quan hệ với các nhà bán lẻ, đầu tư vào nghiên cứu sản phẩm và củng cố thương hiệu. Đây chỉ mới chỉ là khởi đầu sau bước đi phục hồi của Adidas và Adidas sẽ còn phải tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa nếu muốn bắt kịp thương hiệu Nike.