Cuộc khảo sát này do Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và Báo điện tử VnExpress thực hiện nhằm đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp trong đại dịch. Khảo sát tiến hành từ 12/8 đến 22/8 với sự tham gia của tổng cộng 21.517 doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Kết quả khảo sát thể hiện thực trạng đáng buồn – 14.890 doanh nghiệp đã phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh hoặc giải thể. Những doanh nghiệp này tập trung phần lớn tại các trung tâm kinh tế, công nghiệp của miền Nam như Bình Dương, TP HCM. Đây cũng đồng thời là hai địa phương có số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước và đang phải dãn cách xã hội kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Trong đó 16% vẫn cố gắng duy trì sản xuất, còn lại đã giải thể.

Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng càng trở nên trầm trọng khi hơn 4.500 doanh nghiệp trong số này (chiếm 21%) phải đóng cửa do những lý do như không đáp ứng được các quy định chống dịch. Một nửa số doanh nghiệp cho biết vì tình trạng dãn cách như hiện nay, họ không ước tính được khi nào sẽ mở cửa hoạt động trở lại, cũng như chưa có kế hoạch chuẩn bị cho tương lai của doanh nghiệp như sử dụng lao động, nguồn cung nguyên liệu sản xuất…

Số doanh nghiệp xây dựng phải đóng cửa chiếm đến 76%, tỷ lệ mất việc của nhóm ngành này cao nhất so với các ngành khác. Tuy nhiên xét theo lĩnh vực, tỷ lệ giải thể cao nhất là nhóm ngành dịch vụ, thủy sản, nông, lâm nghiệp, theo sau mới là công nghiệp, xây dựng.

Tình trạng kể trên do nguyên nhân chủ yếu như đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, do chỉ “hàng thiết yếu” được lưu thông, và có sự khác nhau giữa các chốt chặn kiểm soát với điều kiện lái xe, hàng hóa được lưu thông khác nhau, làm tăng chi phí vận chuyển và chi phí xét nghiệm. Tiếp đó là một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp không có kế hoạch phù hợp để thích nghi với đại dịch, dẫn đến tình trạng “ngủ đông” - không biết khi nào mới mở cửa trở lại.

Khi doanh nghiệp cạn tiền

Với 40% đơn vị cho hay chỉ còn có thể duy trì hoạt động dưới 1 tháng, số này cao gấp 2,5 lần số đang duy trì hoạt động. Số doanh nghiệp hoạt động trong 1-3 tháng khoảng 46%, có xu hướng càng ngày càng giảm nếu không có tiến triển trong dãn cách tại các địa phương. Tỷ lệ này cao vượt trội so với con số 17% doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động hơn 6 tháng.

Tình trạng ảm đạm ảnh hưởng đến các ông chủ, phải đi vay để chi trả cho các khoản chi của doanh nghiệp. Dẫn đến buộc phải cắt giảm lao động, 31% doanh nghiệp chọn cách cắt giảm này. Chỉ có 4% không những không giảm lao động mà còn tranh thủ tuyển thêm người.

Do đó, tháng 9 được Ban IV cho rằng là thời điểm có tính chất quyết định để cứu số doanh nghiệp này bằng hỗ trợ hoặc tự thân doanh nghiệp vươn lên.

Vào lúc này doanh nghiệp muốn chính sách gì hỗ trợ?

Những doanh nghiệp phải đóng cửa, dừng hoạt động cho biết, tuy rằng đóng cửa nhưn họ vẫn phải trả lương cho người lao động để giữ chân họ, bên cạnh đó là những khoản tiền khác để duy trì nguồn cung, khách hàng, giữ thị trường. Vì vậy đã khiến chi phí đội lên gấp đôi cho lao động, khoảng 9,3 triệu đồng khiến doanh nghiệp “khó càng thêm khó”. Vì vậy 62% số doanh nghiệp đã lựa chọn phương án vay vốn với lãi suất 1-3%/năm để trả lương cho nhân viên.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một lựa chọn khả dĩ khi được 65% doanh nghiệp duy trì hoạt động và 60% phải tạm đóng vì Covid-19, chọn lựa. Lý do là bởi sự gia tăng chi phí di chuyển, khiến doanh nghiệp có thể không còn lợi nhuận. Ngoài ra Giảm tiền điện, nước, nhiên liệu hay giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng là những sự lựa chọn được nhiều doanh nghiệp chọn.

Các doanh nghiệp cũng đang đề xuất với các nhà quản lý về việc cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine trở lại làm việc. Muốn làm được việc này phải tăng được tốc độ tiêm chủng vaccine. Có nhiều ý kiến cho rằng nên để thêm các công ty tư nhân chung tay cùng với chính quyền trong việc đẩy nhanh đạt miễn dịch cộng đồng. Sáng kiến này cũng đang được các bên liên quan thảo luận. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kiến nghị nên tận dụng tiến bộ IT để giảm bớt các thủ tục giấy tờ, dựa vào cơ sở dữ liệu dân cư, từ đó tạo thuận lợi cho việc truy vết, kiểm soát dịch bệnh và giảm bớt các chi phí liên quan.