Cùng với đó, số lượng cửa hàng của tập đoàn này cũng tăng trưởng hơn 5 lần trong vòng 2 thập kỷ qua, phủ khắp 81 quốc gia với gần 200.000 nhân viên. Không chỉ vậy, vào tháng 4 giá trị của tập đoàn có trụ sở tại Paris này đã vượt qua giá trị thị trường 500 tỷ USD, khi mà cổ phiếu của LVMH đạt trị giá lên tới 200 USD/cổ phiếu, LVMH cũng là công ty châu Âu đầu tiên làm được điều này.

dang-sau-kha-nang-tang-truong-bat-chap-suy-thoai-cua-de-che-lvmh-1684593266.jpeg

Theo các chuyên gia, tập đoàn này dường như không bao giờ chậm lại bất chấp tất cả các cuộc suy thoái. Không chỉ đứng vững trước mọi suy thoái kinh tế, mà ngay cả những sản phẩm của LVMH cũng có “giá trị vượt trội theo thời gian”.

Và khi nói đến LVMH, không thể không kể đến công lao của CEO Bernard Arnault. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, điều mà Arnault giỏi nhất là định giá các công ty có chất lượng và lâu đời, việc ông mua lại Tiffany and Co. vào năm 2021 là một ví dụ cho nhận định này.

Bà Anish Melwani, Giám đốc điều hành của LVMH Bắc Mỹ cho biết: "Khi thảo luận về các vụ sáp nhập tiềm năng với chúng tôi, ông Arnault không bao giờ chọn những thương hiệu hàng đầu. Ông ấy thường tìm kiếm những thương hiệu có khả năng tồn tại ít nhất 100 năm trở lên".

Tương tự, ông Oliver Chen - CEO hãng đầu tư TD Cowen - cũng đồng tình với điều này và cho biết Arnault luôn hướng tới tầm nhìn dài hạn. Điều này cho phép LVMH duy trì tính toàn vẹn của mình trong mọi hoàn cảnh và các thương hiệu của tập đoàn không bị mất giá bất kể lạm phát.

Ngoài ra, tập đoàn này còn áp dụng chiến lược tự quản lý với các công ty con, nơi mỗi thương hiệu được quyền sáng tạo và thực hiện sứ mệnh của riêng mình.

"Tại LVMH, chúng tôi nhận ra rằng việc tập hợp các thương hiệu lại với nhau và sử dụng cùng một lãnh đạo là không hiệu quả. Do đó, mỗi thương hiệu sẽ có người phụ trách riêng và những gì họ phải làm là báo cáo kết quả tốt nhất có thể", bà Melwani nói.

Sau đại dịch Covid - 19, LVMH lên kế hoạch phát triển thêm cửa hàng truyền thống để hỗ trợ kênh thương mại điện tử đang ngày càng phát triển. Hơn nữa, “duy trì sự phù hợp” và “bắt kịp văn hóa” cũng là hai chìa khóa để kéo dài tuổi thọ cho những sản phẩm xa xỉ của tập đoàn này, vốn là trọng tâm trong chiến lược của LVMH nhằm xây dựng một thương hiệu không chỉ bền vững mà còn đặc biệt.