chuyen-vinacafe-ban-minh-cho-ong-lon-masan-sau-55-nam-thuyen-to-song-lon-vung-mot-thuong-hieu-vinacafe-1-1682952106.png

Năm 1968, Vinacafé ra đời từ việc hình thành nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên do ông Marcel Coronel ở Biên Hòa khởi xướng. Mục đích ban đầu là giảm chi phí cho những chuyến vận chuyển cafe trở về Pháp với tên Nhà máy cà phê Coronel, sau ngày Việt Nam được thống nhất được đổi tên thành Nhà máy cà phê Biên Hòa, được quản lý bởi Tổng cục công nghệ thực phẩm. Với công nghệ nhập khẩu từ Đức, đây là nhà máy có hệ thống máy móc hiện đại nhất với công suất 80 tấn/năm.

Năm 1969 là một chặng đường nhiều gian nan khi theo chân người Pháp đến với rẫy cà phê đầu nguồn, vào sâu trong rừng già để khám phá vùng đất có khí hậu thổ nhưỡng tốt nhất để xây dựng vùng nguyên liệu gốc, nuôi dưỡng hương vị nguyên bản của cà phê Việt Nam. Cũng từ đó, những thế hệ Vinacafé đầu tiên ra đời.

Đến năm 1977, ra mắt thành công lô cà phê hòa tan đầu tiên của Việt Nam. “Hình ảnh những mẻ cà phê hòa tan đầu tiên ra lò vẫn còn trong ký ức của những người theo Vinacafé Biên Hòa những năm 70, tạo nên những thế hệ đi trước đặt viên gạch đầu tiên cho toàn ngành cà phê Việt Nam - trở thành nhà máy sản xuất thành công cà phê hòa tan đầu tiên tại Việt Nam”, cựu Tổng giám đốc Vinacafé - ông Bùi Xuân Thoa chia sẻ.

Đây là công lao của tất cả các kỹ sư, những người thợ Vinacafé đã ngày đêm cùng nhau tìm tòi, nghiên cứu qua suốt thập niên thăng trầm đầy sóng gió.

Năm 1978, cà phê hòa tan Việt Nam chính thức đi khắp thế giới chỉ 1 năm sau thành công của mẻ rang đầu tiên, Nhà máy cà phê Biên Hòa đã thành công bằng việc xuất khẩu ra thế giới, lần đầu tiên cà phê hòa tan của Việt Nam đến các nước thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu bằng việc trao đổi hàng hóa. Suốt thập niên 80, Vinacafé không ngừng tìm tòi và cải tiến kỹ thuật để hoàn thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng.

chuyen-vinacafe-ban-minh-cho-ong-lon-masan-sau-55-nam-thuyen-to-song-lon-vung-mot-thuong-hieu-vinacafe-1-1682952100.jpeg

Năm 1990, được xem như là hành trình hồi hương khi thực hiện thành công tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất vào cuối những năm 1980, Vinacafé tự tin tiến vào thị trường nội địa, mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển ngành cà phê Việt Nam, mang hương vị nguyên bản của Vinacafé đến với người yêu cà phê tại nước ta.

Năm 1992, thuyền to thì đón sóng lớn nhưng không làm ngã mái chèo. Trước Trước sự thuyết phục chuyển nhượng thương hiệu Vinacafé từ một công ty nước ngoài, lãnh đạo nhà máy đồng lòng không bán, quyết giữ vững thương hiệu Việt của người Việt vì muốn chính tay đem những tinh hoa thưởng thức bằng hương vị ban đầu cho người dân của mình. Từ đó tạo động lực rất lớn cho toàn thể nhân viên Vinacafé Làm việc hiệu quả hơn, đam mê hơn.

Năm 1993, ra mắt ly cà phê 3 trong 1 đầu tiên cho người Việt, đây cũng là lần đầu tiên người Việt Nam được thưởng thức cà phê 3 trong 1 Vinacafé, may mắn là sản phẩm này được đón nhận nồng nhiệt. Giải pháp đưa đường bột và kem vào cà phê đóng gói sẵn trong các gói nhỏ đã giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về một ly latte thơm ngon nguyên bản mà không cần nhỏ giọt qua phin. Đây là nơi các thế hệ chuyên gia thử nếm, rang, chiết xuất... đầu tiên tại Việt Nam.

chuyen-vinacafe-ban-minh-cho-ong-lon-masan-sau-55-nam-thuyen-to-song-lon-vung-mot-thuong-hieu-vinacafe-2-1682952081.jpeg

Năm 1998, để nhà nhà đều được thưởng thức hương vị nguyên bản của Vinacafé, công ty đã khởi công xây dựng thêm nhà máy cà phê hòa tan thứ hai với công suất được thiết kế lên đến 800 tấn/năm, lớn gấp 10 lần nhà máy cũ. Đánh dấu một mốc quan trọng cho sự vượt bậc cho thị trường cà phê Việt Nam. Chỉ sau 2 năm, toàn bộ hệ thống nhà máy Vinacafé đáp ứng nhanh mọi nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Năm 2004, một năm mở trang sử mới cho Vinacafé, nhằm tăng cường nguồn vốn cần thiết cho sự phát triển của mình, Vinacafé chính thức chuyển đổi chuyển sang công ty cổ phần. Với tình yêu dành cho đứa con tinh thần cùng với sự nổi tiếng của thương hiệu Vinacafé, các cổ đông sáng lập đã đặt cho công ty một cái tên mới là Công ty TNHH Vinacafé Biên Hòa (Vinacafé BH). 

chuyen-vinacafe-ban-minh-cho-ong-lon-masan-sau-55-nam-thuyen-to-song-lon-vung-mot-thuong-hieu-vinacafe-1682952100.jpeg

Năm 2010, Vinacafé BH đã đầu tư tới 500 tỷ đồng để phát triển hệ thống sản xuất và công nghệ, đưa vào hoạt động nhà máy thứ 3 tại Việt Nam. Nhà máy nằm tại khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai, với công suất 3.200 tấn/năm, tương đương với tổng công suất của tất cả các doanh nghiệp cà phê Việt Nam lúc bấy giờ đã trở thành công xưởng sản xuất cà phê lớn nhất của Việt Nam.

Năm 2011, Vinacafé BH và Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer quyết định về chung một nhà khiến cho nhiều người khá bất ngờ. Với đội ngũ chuyên nghiệp và hệ thống phân phối rộng khắp của Masan Consumer, Vinacafé BH củng cố hoạt động kinh doanh của thương hiệu và mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường cà phê Việt Nam, giúp người tiêu dùng Việt nhận ra giá trị của cà phê nguyên bản.

Năm 2013, công ty đã vinh dự  xếp thứ 9 trong Top 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam. Ngày 20/12/2013, Tổng công ty Cà phê Việt Nam – cổ đông Nhà nước lớn nhất của Vinacafé đã bán phần lớn cổ phần tại Vinacafé. Hiện 90% cổ phần của Vinacafé Biên Hòa được nắm giữ bởi 3 doanh nghiệp gồm: chiếm 53,2% là CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer); chiếm 23,3% là Gaoling Fund; chiếm 12,8% là Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

chuyen-vinacafe-ban-minh-cho-ong-lon-masan-sau-55-nam-thuyen-to-song-lon-vung-mot-thuong-hieu-vinacafe-1682952106.png

Theo báo cáo tài chính năm 2022 của VinaCafé (HoSE: VCF) đã công bố, doanh thu thuần quý IV/2022 giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 709 tỷ đồng. Mặc dù, giá vốn hàng bán có dấu hiệu giảm đáng kể, nhưng vẫn không thể khiến lợi nhuận tăng lên, lợi nhuận gộp vẫn giảm mạnh từ 266 tỷ đồng xuống còn hơn 133 tỷ đồng.

Trong kỳ, VCF đạt doanh thu tài chính là 13,5 tỷ đồng; chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Do tỷ suất lợi nhuận gộp thấp nên lợi nhuận sau thuế giảm 47,8% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ đạt 107,3 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần đạt 2.207 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Do chi phí vốn và chi phí tài chính tăng cao nên lợi nhuận sau thuế giảm 27,7% so với năm 2021, đạt 319 tỷ đồng, tương đương EPS vẫn ở mức cao là 12.006 đồng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 được VCF đưa ra, trong đó tổng doanh thu dự kiến phải đạt mức 1.960 tỷ đồng, lợi nhuận phải đạt mức 13.5 tỷ đồng. Đồng thời, phải khắc phục được các chỉ tiêu còn yếu kém, thua lỗ trong năm 2022.