Bên cạnh những thương hiệu cafe đang làm mưa làm gió trên thị trường cà phê Việt, GUTA và Passio cũng là hai cái tên nổi đình nổi đám. Tuy vậy, ít ai biết ông chủ đằng sau thương hiệu này là ai.
Trước đây, tôi cũng từng ấn tượng bởi cái tên Passio được tạo nên từ ý tưởng Passion no End (n), rút gọn được thành cái tên Passio như bấy giờ. Hay GUTA cafe thể hiện cafe thuộc gu của người Việt. Phía sau hai doanh nghiệp này chính là ông Đoàn Đình Hoàng, ông là một chuyên gia Marketing, xây dựng thương hiệu có tiếng trên thương trường.
Điểm qua một số công việc mà ông từng và nắm giữ như Giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh (FSB), Trường Đại học FPT. Từ năm 1996 – nay, ông cộng tác viên của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tạp chí Nhà Quản Lý, Marketing, Thành Đạt.
Từ năm 1999 đến nay, ông cũng thham gia nhiều vào các Hoạt động đào tạo và nghiên cứu, Giảng dạy chiến lược cho chương trình Giám đốc tài chính thuộc Phân viện tài chính và tin học HCM, dạy về kỹ năng bán hàng, thương hiệu cho các doanh nghiệp. Tham gia nhóm phản biện Luật thương mại sửa đổi của Bộ Thương Mại/Phó chủ nhiệm CLB Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam. (Tham gia xây dựng đề cương thành lập và công việc điều hành). Báo cáo viên cho các Diễn đàn Giải thưởng xuất khẩu Bộ Thương Mại, Kinh tế miền Trung BáoTuổi Trẻ, Vietnam Competitiveness Initiative (Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ).
Từ năm 2000 đến năm 2002, ông là Giáo viên thỉnh giảng khoa Quản trị kinh doanh của ĐH Tôn Đức Thắng. Sau đó, ông là Giáo viên thỉnh giảng tại Vietnam Marcom.
Ông Hoàng từng giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao của các Tập Đoàn Trung Nguyên, Nguyễn Hoàng,… và cố vấn cho nhiều doanh nghiệp, startup như Tổng công ty kỹ thuật dịch vụ dầu khí Việt Nam, Công ty phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa, Tân Việt, SMC (Nhà phân phối thép hàng đầu Việt Nam), CEO Group, MB, Vinamit, gạo A An , Hoa Thiên Phú, Tâm Dược, Chứng khoán Thăng Long, Công ty Thủy sản Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) từ năm 2007 đến nay.
Chân dung tướng lĩnh Đoàn Đình Hoàng, nhà sáng lập hai chuỗi cà phê Passio và GUTA
Kể về thời còn làm Giám đốc bán hàng và tiếp thị của cà phê Trung Nguyên, ông Đoàn Đình Hoàng tâm sự rằng ông luôn khao khát tìm ra mảnh ghép còn thiếu cho cà phê Việt, bởi vậy nên nhiều trăn trở ở giai đoạn tìm kiếm sự khác nhau trong mô hình cà phê Việt Nam so với các nước khác trên thế giới luôn đi theo ông. Đã có lần ông chia sẻ với ông Đặng Lê Nguyễn Vũ về những ý tưởng, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Bởi lý do đó, ông đã từ bỏ thương hiệu cà phê truyền thống như Trung Nguyên để có thể tiếp bước ở con đường tự khởi nghiệp, xây dựng nên một thương hiệu mới.
Năm 2006, ông Đoàn Đình Hoàng đã cho ra đời Passio, thời bấy giờ mô hình hoạt động “coffee to go” còn nhiều mới lạ so với người Việt. Lúc đó, sự mạo hiểm của mô hình khác biệt với văn hóa “cà phê ngồi” tại Việt Nam đã vấp phải sự phản đối từ nhiều người. Sau đó một thời gian, cửa hàng Passio Nguyễn Trãi cũng phải đóng cửa trước sự cạnh tranh quá lớn với thương hiệu với Trung Nguyên, Highlands,... Nhưng không vì vậy mà vị tướng lĩnh này từ bỏ. Cho đến bây giờ, thương hiệu cà phê Passio cũng đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với người Việt Nam, thậm chí là người nước ngoài.
Ông Hoàng cũng nhấn mạnh rằng để thành công, các startup phải giải quyết được 3 bài toán quan trọng, đó là xác định được rằng cái mình dự định làm có giải quyết được nhu cầu của xã hội không bởi nhu cầu ở mọi thời điểm sẽ khác nhau. Điều quan trọng thứ hai là startup phải làm hiệu quả hơn đối thủ và cuối cùng là phải tối ưu hóa được nguồn lực để cạnh tranh với những ngành khác. Từ đó, 90% các startup mới có thể có khả năng thành công trên thương trường khốc liệt như hiện nay.
Kể về lần bắt đầu lại với Passio, ông Hoàng bày tỏ: Mặc dù trước khi mở cửa hàng Passio thứ hai trên đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM, tôi đã đã khảo sát rất kỹ, thấy xung quanh khu vực đang có nhiều cửa hàng bán trân trâu, trà sữa, nên cửa hàng cà phê mang đi có thể sống được.
Song, một thực tiễn và cũng là một bài học nhớ đời với tôi là khách hàng trẻ ở khu vực này có nhu cầu, sở thích giống người Hoa. Họ thích ngọt, đặc biệt những sản phẩm có ca cao bán rất tốt, còn cà phê đắng thì không thích.
Lúc đó, tôi có hai lựa chọn, một là chấp nhận dịch chuyển khái niệm sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường để tồn tại; hai là giữ sản phẩm định vị như mình lựa chọn nhưng sẽ phải đóng cửa hàng vì không đủ "sở hụi" tiếp tục kinh doanh.
Với phương án thứ nhất, tôi có thể cùng anh em chế ra một thức uống ngọt hơn, phù hợp khách hàng và cửa hàng vẫn sống tốt. Nhưng tôi chọn phương án hai: chấp nhận đóng cửa vì khát vọng của tôi là cà phê, không có lý do gì để làm sản phẩm ca cao hay chocolate trong hệ thống Passio.
Song, đưa ra quyết định này, tôi phải chịu áp lực rất lớn, trong đó có việc bị nhiều người chê cười: Thằng cha này vừa mở quán đã đóng cửa. Chắc Passio tiêu rồi!.
Lúc đó, tôi chỉ biết giam mình trong phòng, tắt điện thoại và tự nhủ: "Nếu mình còn đủ sự kiên định thì tự điều chỉnh, tốt nhất là đừng nghe ai, đừng gặp ai, dứt khoát chỉ có một con đường cho Passio là bán cà phê, không bán thứ gì khác".
Guta Cafe của ông Đoàn Đình Hoàng được thành lập vào năm 2011, thuộc công ty TNHH Guta Việt Nam. Thương hiệu này đã cho ra mắt cửa hàng đầu tiên tại TPHCM vào tháng 10/2016. Tính đến thời điểm hiện tại, Guta Cafe đã chạm mốc 100 điểm bán hàng trên toàn bộ khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Guta Cafe cũng đầu tư rất chỉn chu vào bộ nhận diện thương hiệu, màu sắc logo và font chữ đều được lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc trên đường phố Việt Nam như chiếc ghế nhựa bên các quán vỉa hè, poster tuyên truyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam...
Từng chia sẻ về câu chuyện M&A, ông Đoàn Đình Hoàng cũng đưa ra nhiều ví von qua một loạt các thương vụ M&A nổi tiếng trong nước và quốc tế như: Tập đoàn FPT, Vingroup, Masan, Kinh đô, Compaq, Metro, Sabeco, X-men, Highlands, Diana, PS... Ông cho rằng M&A cũng giống như một cuộc hôn nhân, khi về chung một nhà thì các bên liên quan có thể hòa hợp văn hóa với nhau hay không và đặc biệt phải nương tựa lẫn nhau thì M&A mới có thể sống. M&A liên quan rất nhiều đến quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi phải tính toán khi sáp nhập 2 hoặc thậm chí là nhiều doanh nghiệp lại với nhau.