guta-cafe-vietnambusinessinsider-5-1661272197.png

Guta Cafe được thành lập vào năm 2011, thuộc công ty TNHH Guta Việt Nam. Thương hiệu này đã cho ra mắt cửa hàng đầu tiên tại TPHCM vào tháng 10/2016. Tính đến thời điểm hiện tại, Guta Cafe đã chạm mốc 100 điểm bán hàng trên toàn bộ khu vực thành phố Hồ Chí Minh. 

Ngoài sự phát triển nở rộ tại TP.HCM, Guta Cafe còn có cửa hàng đặt tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Cảm hứng lấy từ "Cà phê đường phố và cà phê vỉa hè", trong gần 7 năm xây dựng và phát triển, hiện độ phủ sóng của Guta Cafe tại TP.HCM cũng đã gây chú ý. Với tone màu chủ đạo xanh – vàng, Guta Cafe đã có mặt khắp các con đường quen thuộc tại thành phố lớn bậc nhất và là trung tâm kinh tế tại Việt Nam. 

Được biết, Guta Cafe cũng là một trong những thương hiệu cafe đang áp dụng các chương trình nhượng quyền, nhằm nhân rộng độ nhận diện, đẩy mạnh tên tuổi đến với khách hàng.

guta-cafe-vietnambusinessinsider-1661266087.jpeg

Ông Trần Anh Hòa (Giám Đốc Điều hành Guta cafe) đang trò chuyện cùng các nhà đầu tư

Tại TPHCM, nhiều chuỗi cửa hàng, quán cà phê đã không ngừng nỗ lực đa dạng phương thức kinh doanh ngành hàng cà phê. Theo đó, các chuỗi thương hiệu áp dụng bán cafe tại chỗ hoặc mua cafe mang đi, bên cạnh đó là sự phát triển mạnh qua các liên kết đặt hàng online, ứng dụng gọi xe công nghệ...

Đặc biệt, Guta Cafe lại hoạt động với cả ba mô hình chính bao gồm GUcart, GUkiosk và GUstore. Mỗi mô hình kinh doanh này đều có những ưu, nhược điểm riêng nhất định. 

GUcart - cafe xe đẩy

Ở mô hình này, thương hiệu Guta Cafe đã áp dụng trên một số điểm bán. Điều gây ấn tượng của mô hình này là slogan gần gũi với người qua đường: "Gu của người Việt". 

guta-cafe-vietnambusinessinsider-2-1661266087.jpeg

GUcart được triển khai dưới dạng cafe quầy lưu động, không đòi hỏi quá nhiều về diện tích mặt bằng. Với lợi thế chủ yếu sẽ được đặt tại vỉa hè, lề đường của các cung đường đông đúc vào giờ cao điểm, mô hình này dự kiến sẽ đem lại nhiều thành công cho thương hiệu.

'GUkiosk' - xu hướng thiết yếu 'cứu cánh' cho ngành F&B

guta-cafe-vietnambusinessinsider-3-1661266327.jpeg

Mô hình cafe kiosk vốn được các ông lớn trong ngành F&B như The Coffee House, Highlands Coffee, Ông Bầu.. đua nhau phát triển trong thời điểm hậu đại dịch bùng phát năm ngoái. Với nhiều lợi thế như chi phí đầu tư thấp, tinh gọn và tiết kiệm chi phí vận hành, Guta Cafe cũng đã đang áp dụng cho các điểm bán của thương hiệu. 

Mô hình này cũng giúp cho thương hiệu có thể đa dạng hóa nguồn thu, “năng nhặt chặt bị”, chuẩn bị ứng phó được trong các tình huống bất ngờ xảy đến như Covid-19 khiến khách hàng không thể sử dụng tại quán. Nếu các thương hiệu không đa dạng thêm kênh doanh thu sẽ dễ khiến công việc kinh doanh rất lỏng lẻo và bị phụ thuộc.

Sau đại dịch bùng phát vừa qua, mô hình cafe kiosk dường như được xem là xu hướng thiết yếu trong tương lai, chứ không chỉ còn là giải pháp tạm thời.  

Mô hình 'GUstore'

guta-cafe-vietnambusinessinsider-4-1661271809.jpeg

So với hai kiểu mô hình trên, mô hình GUstore mà Guta Cafe đang áp dụng sẽ phải quan tâm nhiều thứ hơn như diện tích mặt bằng, đăng ký giấy phép kinh doanh, đầu tư nội ngoại thất, thuê và đào tạo nhân viên,… Tuy vậy, đây vẫn là cách kinh doanh cafe mà chiếm đa số các thương hiệu đều sở hữu một hoặc nhiều cửa hàng.

Hiện tại, các quán Guta Cafe được đặt tại những nơi có khu vực đông người qua lại như khu dân cư, góp phần thúc đẩy doanh số của quán, đưa hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Guta Cafe cũng đầu tư rất chỉn chu vào bộ nhận diện thương hiệu, màu sắc logo và font chữ đều được lấy cảm hứng từ những hình ảnh quen thuộc trên đường phố Việt Nam như chiếc ghế nhựa bên các quán vỉa hè, poster tuyên truyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam...