Một trong những doanh nghiệp thép lâu đời tại Việt Nam, CTCP Đầu tư Thương mại SMC đang đối diện với nguy cơ bị huỷ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) do tình hình tài chính bất ổn. Trong bối cảnh này, công ty không chỉ phải đương đầu với khoản lỗ lớn mà còn một khối nợ xấu đáng lo ngại.

Mới đây, HOSE đã ra thông báo về khả năng cổ phiếu SMC bị huỷ niêm yết sau khi lợi nhuận sau thuế của công ty này âm trong hai năm liên tiếp (2022 và 2023). Theo quy định hiện hành, một công ty đại chúng sẽ bị huỷ niêm yết nếu có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong ba năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp.

Theo báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 4/2024, SMC ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 223 tỷ và âm 287 tỷ tương ứng. Điều này khiến công ty nằm trong diện chứng khoán bị kiểm soát ngay cả trước khi có kết quả kiểm toán năm 2024.

chu-no-cua-novaland-doi-mat-nguy-co-roi-san-hose-1738980609.jpg

Trong quý IV/2024, SMC đạt doanh thu thuần 2.177 tỷ giảm 65% so với cùng kỳ năm 2023. Công ty không chỉ gặp khó khăn trong việc gia tăng doanh thu mà còn phải đối mặt với lỗ gộp hơn 9 tỷ tăng mạnh so với khoản lỗ chỉ hơn 700 triệu đồng của cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các chi phí, lỗ sau thuế của SMC lên gần 294 tỷ so với khoản lỗ hơn 517 tỷ cùng kỳ.

Thống kê cho thấy, lũy kế doanh thu thuần của SMC trong năm 2024 đạt 8.924 tỷ giảm 35% so với năm trước. Lãnh đạo công ty cho biết, lỗ sau thuế cả năm gần 287 tỷ kéo dài chuỗi thua lỗ liên tiếp trong ba năm qua.

SMC cho biết đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình hình hoạt động, bao gồm thanh lý tài sản và các khoản đầu tư tài chính. Công ty cũng cố gắng theo dõi diễn biến thị trường vĩ mô và ngành thép để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, sự sụt giảm liên tục của giá thép và nhu cầu tiêu thụ thấp trong bối cảnh ngành bất động sản chưa ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của SMC.

Để phục hồi tình hình tài chính, SMC đặt mục tiêu sản xuất kinh doanh trong năm 2025 với chỉ tiêu tiêu thụ 620.000 tấn thép các loại, đồng thời kỳ vọng lãi ròng đạt 30 tỷ đồng.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng khác mà SMC phải đối mặt là khoản nợ xấu, khi ở ngày 31/12/2024 tổng tài sản của SMC ở mức 4.511 tỷ giảm gần 27% so với đầu năm. Trong khi đó, khoản nợ xấu chủ yếu là nợ ngắn hạn với giá gốc 1.289 tỷ.

Các đơn vị nợ SMC gồm Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận với 441 tỷ, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley nợ khoản 169 tỷ, Công ty TNHH The Forest City với 132 tỷ tiền nợ và CTCP Hưng Thịnh Incons với 63 tỷ. Tổng nợ xấu từ ba đơn vị Delta - Valley, Đà Lạt Valley và The Forest City liên quan đến hệ sinh thái Novaland (NVL), với tổng nợ gần 742 tỷ đồng và dự phòng 357 tỷ đồng.

Để giảm bớt áp lực tài chính, SMC đã chấp nhận chuyển đổi nợ thành cổ phiếu hay bất động sản. Một ví dụ điển hình là việc chuyển nợ với Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thành cổ phiếu. Tuy nhiên, do cổ phiếu HBC giảm mạnh trong năm 2024, SMC vẫn phải dự phòng 49,5 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.

SMC đang đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết do tình hình tài chính yếu kém và khoản nợ xấu lớn, dù công ty đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục. Liệu rằng SMC có những kế hoạch nào với những "con nợ" này, trong khi đó NVL cũng không khá hơn.

-----------------------------------