1-1632038869.jpg

Gia đình xảy ra biến cố, phá sản và nợ nần chồng chất

Anna Vanessa Haotanto sinh ra và lớn lên trong một gia đình kinh doanh hàng dệt may ở Singapore. Từ khi còn bé, gia đình cô đã phải gánh những khoản nợ rất lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á diễn ra năm 1997 khiến bố mẹ cô mất việc và rơi vào tình trạng phá sản. Cô kể: “Bố mẹ tôi nợ 20.000 USD (455 triệu) trong thẻ tín dụng và chịu lãi suất cao 24% mỗi năm. Thêm vào đó, chúng tôi phải đi thuê nhà và tiền thuê tăng khoảng 30% mỗi năm. Điều này khiến bố mẹ tôi rất khó tiết kiệm tiền để đầu tư và vực dậy công việc làm ăn”. 

Nhờ được đặt vào hoàn cảnh khó khăn từ bé, Anna Vanessa Haotanto đã hình thành những suy nghĩ quản lý tiền một cách khôn ngoan và giúp cô tránh khỏi những cạm bẫy tài chính về sau. Anna chia sẻ với CNBC Make It: "Nếu khi sinh ra bạn đã nhận được đặc ân, bạn luôn lo lắng về việc sẽ mất đi nó. May mắn cuộc sống của tôi không như vậy. Tôi luôn có suy nghĩ cần quản lý tiền của mình đúng đắn".

Đặt mục tiêu trả hết nợ và mua nhà cho bố mẹ khi mới 21 tuổi

Với tư cách là một người chị cả trong gia đình, Anna luôn mong muốn có thể phụ giúp gánh nặng tài chính với bố mẹ. Do đó, cô quyết định học ngành tài chính ở Đại học Quản lý Singapore sau khi tốt nghiệp trung học. Với quyết tâm phải trả hết nợ cho gia đình, Anna chăm chỉ tham gia tất cả các lớp học liên quan đến đầu tư tài chính để học tăng kiến thức về tài chính và học cách đầu tư. “Tôi muốn biết làm thế nào để kiếm tiền. Vì vậy, ở trường, tôi đã tham gia tất cả khóa học tài chính, kể cả những môn không có trong học phần của tôi”, Anna chia sẻ.

Trong khoảng thời gian học đại học của mình, Anna Vanessa Haotanto đã làm thêm cùng một lúc 3 công việc: nhân viên phục vụ, bán hàng và thực tập tại một số công ty. Nhờ vào những công việc làm thêm, cô có thể đóng tiền học phí cho các em và tiết kiệm được một khoản.  

Năm 21 tuổi, Anna đã đặt ra mục tiêu mua nhà trước lúc 30 tuổi. Cô cho biết: “Tôi tự nhủ rằng sau khi trả nợ, điều đầu tiên tôi muốn làm là mua một căn nhà cho gia đình. Tôi muốn chúng tôi có một nơi sống lâu dài và sở hữu nó. Nó cũng giúp chúng tôi tiết kiệm được khoản tiền thuê nhà mỗi năm đang ngày một tăng lên”

Sau khi tốt nghiệp đại học, Anna Vanessa Haotanto làm việc tại ngân hàng Citigroup và China Bank với chức vụ nhân viên phân tích. Cố đã dành dụm số tiền tiết kiệm và tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Singapore. Anna kể: “Tôi bắt đầu với các mã cổ phiếu nhỏ của Singapore bởi vì tôi chỉ có khoảng 3.000 USD để giao dịch. Tôi đã đầu tư số tiền mình có và tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận bằng cách đầu tư lướt sóng”

Năm 2008, cơ hội làm giàu đến với Anna khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra. Cô nhận thấy tiềm năng hồi phục của những cổ phiếu bị giảm điểm sau khủng hoảng tài chính. Do đó, cô đã đầu tư mạnh vào thị trường tài chính Mỹ và thu gom các cổ phiếu này. Có thể kể đến một trong những cổ phiếu giảm mạnh hơn 90% trong năm 2009 là Citigroup, giá xuống mức thấp nhất 1 USD/cổ phiếu. Nhờ thương vụ này, Anna đã kiếm được 18% lợi nhuận. Bên cạnh đó, những cổ phiếu khác mà cô đầu tư cũng liên tục tăng giá trở lại. Anna cho biết: “Tôi rất may mắn khi hầu hết số cổ phiếu rớt giá được mua lại trong khủng hoảng kinh tế đều tăng giá mạnh ngay sau đó”.

2-1632038929.png

Năm 2009, gia đình của Anna đã trả được hết số nợ. Một năm sau đó cô được mời vào vị trí cố vấn cấp cao và phó chủ tịch của ngân hàng United Overseas Bank với mức lương sáu con số. Bên cạnh đó, cô vẫn chăm chỉ đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Có thể kể đến một thương vụ đầu tư thành công tiếp theo của Anna là mua cổ phiếu các công nghệ có tiềm năng, trong đó có Amazon với giá khoảng 220 USD/cổ phiếu. Năm 2012, cách mạng công nghiệp nổ ra trên toàn cầu, Anna đã bán lại cổ phiếu Amazon với giá cao hơn giá mua 20%. 

Đến năm 2013, cô tích lũy được 1 triệu USD và hiện thực hóa ước mơ mua nhà cho bố mẹ. Vào dịp sinh nhật thứ 28 của mình, Anna đã mua cho bố mẹ một căn nhà mới. Đồng thời, cô chính thức ghi tên mình vào danh sách các triệu phú tự thân trẻ tuổi nhất Singapore.

Mong muốn giúp người phụ nữ quản lý tài chính, khẳng định nữ quyền

Khi đã trở thành một doanh nhân thành đạt, Anna Vanessa Haotanto muốn vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để truyền đạt cho người khác về quản lý tài chính, đặc biệt là phụ nữ. Năm 2015, cô thành lập một nền tảng có tên là The New Savvy để tư vấn và giúp đỡ giải quyết các vấn đề tài chính. Đối tượng được hướng đến là phụ nữ châu Á.

3-1632038975.jpg

Cô tâm sự: “Trong một thời gian dài, người phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ châu Á, bị áp đặt quan niệm rằng họ không giỏi trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền bạc. Tôi muốn thay đổi suy nghĩ đó”. Diễn đàn The New Savvy cung cấp các bài báo, sự kiện và vô số các chương trình học giúp mọi người biết cách khiến đồng tiền “làm việc chăm chỉ hơn”. Chỉ sau hơn một năm được thành lập, The New Savvy đã kêu gọi được hàng trăm ngàn USD vốn đầu tư. Năm 2019, nền tảng này có hơn 1,7 triệu người dùng và con số này ngày một gia tăng.

Nữ triệu phú cho rằng, người phụ nữ ngày nay kiếm được nhiều tiền hơn nhưng họ chưa biết cách quản lý tiền bạc hay dùng số tiền đó để đầu tư. Cô cho rằng việc phụ nữ biết tự quản lý tài chính rất quan trọng và họ cần phải chuẩn bị cho những tình huống không may, bất ngờ. Anna cho rằng: “Hiểu được bản thân muốn gì và khi nào đạt được những điều đó là một động lực lớn. Chính điều này đã giúp tôi lập được mục tiêu tài chính đầu tiên ở tuổi 21”.

Hiện tại, ngoài làm CEO của The New Savvy, Anna còn là giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm Tera Capital). Ba năm liên tiếp, từ 2015 đến 2016, Anna Vanessa Haotanto  được tạp chí Fortune bình chọn là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á.

Luôn duy trì lối sống tiết kiệm

Từ khi còn là sinh viên, Anna Vanessa Haotanto luôn duy trì một lối sống tiết kiệm. Cô chỉ mua những thứ cần thiết và tránh những khoản chi tiêu phù phiếm. Cô nhận ra sai lầm tài chính của những người trẻ hiện tại là dễ sa vào những thứ sa hoa, phù phiếm.

5-1632039011.jpg

Hiện nay, dù đã có một số tiền lớn trong tay và mức sống ngày càng một nâng cao nhưng Anna vẫn giữ lối sống khá tiết kiệm. Cô chỉ đi du lịch mỗi năm một lần, chi tiêu tối đa 75 đô la mỗi tuần. Anna cho biết: "Tôi không cảm thấy mình sống chật vật khi tiết kiệm. Chỉ là tôi đang chi tiêu theo ngân sách đã lên kế hoạch thôi"

*Bài viết cần sự đồng ý của tác giả trước khi dẫn lại về website khác. Mọi hình thức copy không xin phép đều vi phạm bản quyền.