Có bao giờ bạn cảm thấy luôn có một bức tường vô hình ngăn cản doanh nghiệp bạn giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả?

Điều này là bởi doanh nghiệp bạn đang không sở hữu một brand voice cụ thể. Do đó, những nội dung mà bạn sản xuất nhằm cố gắng tiếp cận người tiêu dùng sẽ trở nên không nhất quán, thiếu thực tế và khiến khách hàng gặp khó trong việc hiểu điều mà doanh nghiệp đang cố gắng truyền tải.

Trong bài viết này, Ori sẽ cùng bạn khám phá từ A - Z về brand voice và cách xây dựng nó qua 9 bước cụ thể. Và cuối cùng, bài viết cũng khám phá cách mà các thương hiệu “tỷ đô” sử dụng brand voice để thu hút khách hàng hiệu quả. Cùng bắt đầu nhé!

I. Brand Voice là gì?

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

Tương tự như cá tính riêng biệt của một con người, brand voice trong tiếp thị đại diện cho giọng nói (voice) và tính cách (personality) của một thương hiệu. Nó bao gồm mọi thứ, từ ngôn ngữ được sử dụng trong quảng cáo, nội dung trên các phương tiện truyền thông cho tới hình ảnh (visual) của thương hiệu (chẳng hạn như thiết kế, website, bao bì sản phẩm…).

Hiểu một cách đơn giản, brand voice giống như là một quy chuẩn phát ngôn cố định, phản ánh những giá trị mà thương hiệu có thể mang lại một cách nhất quán tới khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể gây ấn tượng, xây dựng uy tín, sự tin tưởng cũng như lòng trung thành của người tiêu dùng. Bởi lẽ họ luôn biết mình sẽ nhận được điều gì từ bạn.

Việc xác định tiếng nói thương hiệu của riêng bạn sẽ phụ thuộc vào điều mà bạn muốn khách hàng nhìn nhận thương hiệu của mình. Ví dụ như tiếng nói thương hiệu có thể mang tới cảm giác thư giãn (Strongbow), đầy năng lượng (Yomost), chuyên nghiệp (FPT), chuyên gia và mang tính giáo dục cao (Ori Marketing Agency)…

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

Tại sao brand voice lại quan trọng?

Trong một thị trường ngày càng đông đúc và tràn ngập nội dung “ăn liền” như hiện nay, việc có cho mình một tiếng nói độc nhất sẽ giúp khách hàng có ấn tượng về bạn nhiều hơn những thương hiệu tương tự khác.

Đồng thời việc liên tục cung cấp cho người dùng những nội dung có giá trị một cách nhất quán sẽ tạo ra một ấn tượng lâu dài. Qua đó, doanh nghiệp sẽ trở thành “top of mind” (nhận thức hàng đầu) của khách hàng mỗi khi họ tìm kiếm một sản phẩm/ dịch vụ nào đó. Đây cũng chính là lý do vì sao một brand voice tốt có thể thu hút và giữ chân người dùng một cách bền vững.

Bên cạnh đó, việc sở hữu brand voice còn thu hút cả những khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu trước đây. Ví dụ như Durex khiến khách hàng thích thú bởi những quảng cáo đầy tính sáng tạo và hài hước của mình. Bất chấp việc họ chưa từng sử dụng sản phẩm, họ vẫn nhấn nút theo dõi và tương tác cùng thương hiệu đơn giản vì họ yêu thích cách Durex sử dụng phương pháp ẩn dụ vô cùng tinh tế và gần gũi với cuộc sống của mình.

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

Vậy làm thế nào để xây dựng được một brand voice “cộng hưởng” được với khách hàng? 9 mẹo sau đây sẽ giúp bạn hiện thực hóa được điều đó.

II. 9 bước xây dựng Brand Voice hiệu quả cho thương hiệu

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

1. Xác định đối tượng mục tiêu & vẽ chân dung khách hàng

Để bắt đầu xây dựng được một tiếng nói thương hiệu có sức ảnh hưởng, bạn sẽ cần biết khách hàng mục tiêu của mình là ai. Điều này sẽ đảm bảo brand voice của bạn nhắm đúng vào những điều mà mọi nhóm khách hàng từ từ Gen Y cho tới Gen Z, tầng lớp thượng lưu hay dân văn phòng,... cho là hấp dẫn. Và tất nhiên đối tượng này phải là những người quan tâm tới lĩnh vực mà thương hiệu đang hoạt động, điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp B2B.

Bên cạnh những đối tượng thường chỉ quan tâm tới những gì bạn nói mà không có nhiều khả năng mua hàng (như ví dụ Durex ở phía trên), bạn còn cần đặc biệt chú ý đến chân dung của những người sẽ thực sự mua hàng (Buyer Persona). Những thông tin này có thể bao gồm nhân khẩu học, ngành nghề mà họ làm việc hay một số yếu tố khác có thể tăng khả năng chuyển đổi,...

2. Nghiên cứu cách khách hàng mục tiêu trò chuyện trực tuyến

Thông qua việc theo dõi cách khách hàng mục tiêu của mình giao tiếp trên mạng xã hội, bạn có thể hiểu rõ hơn ngôn ngữ chính xác mà họ thực sự sử dụng trong đời sống thường ngày.

Bằng cách sử dụng ngôn ngữ của khách hàng như một phần tiếng nói thương hiệu, doanh nghiệp sẽ trở nên gần gũi và tạo nên tính cá nhân hóa tốt hơn. Không chỉ vậy, chiến lược này còn khiến người dùng “cộng hưởng” với thương hiệu một cách tự nhiên hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể thiết lập và xây dựng được một mối quan hệ bền vững. Hãy nhớ rằng, xây dựng mối quan hệ là động lực chính thúc đẩy doanh số bán hàng.

3. Bắt đầu từ sứ mệnh và tuyên ngôn giá trị của thương hiệu

Không có vạch xuất phát nào phù hợp hơn việc bắt đầu xây dựng tiếng nói thương hiệu gắn với sứ mệnh (Mission) hoặc tuyên bố giá trị (Value Statement) của công ty. Những tuyên bố này sẽ giúp xác định điểm cốt lõi nên có trong brand voice và phản ánh một cách chính xác nhất những giá trị mà thương hiệu sẽ mang lại cho khách hàng.

4. Xác định tông giọng và cá tính thương hiệu

Thương hiệu của bạn đã có cá tính và tông giọng độc đáo của riêng mình chưa?

Nếu chưa, hãy tận dụng bước 3 để xác định tông giọng cũng như cá tính của thương hiệu. Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu xem các doanh nghiệp cùng ngành đang truyền tải điều g để tìm ra “sân khấu” phù hợp nhất với mình.

Ví dụ như ngày nay, rất nhiều thương hiệu thu hút khách hàng nhờ vào khiếu hài hước “khác thường” để tiếp cận tới đối tượng trẻ, ví dụ tiêu biểu nhất là Diêm Thống Nhất, với các nội dung dạng meme.

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

Hoặc như tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ động vật PETA, họ sử dụng một giọng điệu mang tính từ bi nhằm kích thích lòng trắc ẩn từ người đọc.

5. Hoàn thiện tiếng nói thương hiệu hiện tại

Sau khi đã hoàn thiện 4 bước trên, bạn hãy sử dụng thông tin thu được như một checklist để kiểm tra và hoàn thiện brand voice hiện tại của thương hiệu. Điều này là quan trọng. Bởi có thể trước đây thương hiệu bạn đã đi đúng đường và chỉ cần một số chỉnh sửa nhỏ để hoàn thiện. Mặt khác, nhờ vào những yếu tố đã nghiên cứu ở trên, bạn cũng có thể cải tiến, thay thế một giọng nói thương hiệu không còn phù hợp với đối tượng hoặc tính cách của người mua hiện tại (Ví dụ tiêu biểu nhất là Diêm Thống Nhất).

6. Xác định khoảng 3 - 5 mẫu giọng nói cho thương hiệu

Một trong những cách dễ nhất để xây dựng tiếng nói thương hiệu là sử dụng template có sẵn. Các mẫu template hữu ích không chỉ bởi chúng đã bao quát gần như tất cả yếu tố cần có để xây dựng brand voice, mà chúng còn giúp cụ thể hóa những việc bạn cần làm. Hay nói cách khác, chúng giúp bạn đặt ra các quy tắc cho tiếng nói thương hiệu của mình.

Ví dụ như:

- Tiếng nói thương hiệu không được quá khoa trương

- Tiếng nói thương hiệu không được quá nặng nề

- Tiếng nói thương hiệu không được mang tính thù địch

Thông qua những mẫu có sẵn này, hãy xác định khoảng 3-5 mẫu giọng nói cho thương hiệu của mình để tiến hành chọn lọc nhằm tìm ra một mẫu phù hợp nhất. Bạn có thể lấy các mẫu có sẵn này tại đây.

7. Xác định khoảng 3 - 5 mẫu giọng nói cho thương hiệu

Những người làm việc trong ngành xuất bản nói rất nhiều về văn phong. Nói một cách dễ hiểu thì đây là một dạng quy chuẩn chung chỉ định khi nào bạn nên sử dụng các từ, cách diễn đạt và từ ngữ cụ thể.

Trong các bước xây dựng tiếng nói thương hiệu, bạn sẽ sử dụng văn phong “nhào nặn” cùng các bước trên để cho ra đời brand voice của mình.

Ví dụ như tông giọng kiểu châm biếm với hàm ý so sánh như cách Samsung “cà khịa” Apple dưới đây chẳng hạn.

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

8. Ứng dụng tông giọng thương hiệu vào các hoạt động truyền thông

Brand voice chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu nó được triển khai một cách bài bản. Điều này có nghĩa là brand voice sau khi được cải tiến, hoàn thiện nên được triển khai một cách đồng bộ trên tất cả các hạng mục.

Hãy bắt đầu từ các nội dung trên mạng xã hội và tất cả các chiến dịch cũng như chương trình quảng cáo. Với bộ phận bán hàng, hãy áp dụng tiếng nói thương hiệu vào các trong các hoạt động sale như hỗ trợ khách hàng qua tin nhắn, email…

Hãy luôn nhớ rằng giọng nói thương hiệu được sử dụng trong tất cả các hoạt động truyền thông (brand communication) như video, TVC, quảng cáo ngoài trời…chứ không chỉ qua các nội dung dạng văn bản.

9. Xem xét và điều chỉnh giọng điệu theo thời gian

Trong thời đại số, mọi thứ đều thay đổi một cách chóng mặt. Những thứ vốn là xu hướng từ năm 2019 đã trở nên lỗi thời chỉ sau vài năm cả thế giới điêu đứng vì đại dịch COVID-19. Bởi thế, tiếng nói thương hiệu, giống như doanh nghiệp của bạn, phải luôn thay đổi để thích nghi nếu không muốn bị lạc hậu bởi đối thủ.

Hãy cố gắng theo dõi khách hàng mục tiêu và note lại từng thay đổi (dù nhỏ nhất) trong hành vi mua sắm và tương tác với thông tin trên tất cả các nền tảng. Từ đó kịp thời đưa ra các hành động một cách nhanh chóng, giống như việc thực hiện CPR hồi sức với người đuối nước, qua đó tránh công trình mang tên brand voice, thậm chí là thương hiệu của bạn, chìm nghỉm.

III. 5 thương hiệu nổi tiếng đạt được thành công nhờ xây dựng tiếng nói thương hiệu

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

1. Dove

Thương hiệu làm đẹp và chăm sóc bản thân Dove nổi tiếng nhất với tiếng nói thương hiệu mạnh mẽ và truyền cảm hứng, khuyến khích khách hàng khai thác vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân.

Tiếng nói thương hiệu của Dove hoạt động nhằm xây dựng nhận thức cho phái đẹp về sự tích cực của cơ thể (mỗi người đều có vẻ đẹp riêng), trao quyền cho phụ nữ và khuyến khích họ yêu bản thân.

Bằng cách tạo ra một thông điệp mạnh mẽ như vậy trong khi “giao tiếp” với khách hàng mà Dove có thể quảng bá cho các dòng sản phẩm làm đẹp và củng cố các giá trị của mình.

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

2. MailChimp

MailChimp, một nền tảng tiếp thị qua email cực kỳ phổ biến, sở hữu một tiếng nói thương hiệu khá hài hước và gần gũi.

Điều này tưởng như có vẻ không phù hợp với một đơn vị cung cấp dịch vụ theo dạng điện toán đám mây (SaaS), vốn yêu cầu sự chuyên nghiệp và đề cao tính chuyên môn. Tuy nhiên, nó thực sự tạo ra một sợi dây kết nối độc đáo với khách hàng một cách gần gũi, qua đó giúp MailChimp có khả năng kết nối ở cấp độ cá nhân với khán giả của mình.

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

3. Nike

Cứ làm đi hay “Just Do It” là một câu slogan đã quá nổi tiếng của gã khổng lồ ngành đồ thể theo, Nike.

Thay vì mô tả một cách dài dòng về việc tại sao người ta nên theo đuổi thứ mình đam mê, Nike khuyến khích khách hàng không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình thông qua một thông điệp ngắn gọn và hiệu quả. Tiếng nói thương hiệu của Nike đề cao sự tự tin và quyết đoán, được các chuyên gia đánh giá là rất đơn giản, hiệu quả và đi đúng trọng tâm.

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

4. Duolingo

Duolingo là một ứng dụng dành riêng cho việc trau dồi ngoại ngữ. Nhưng nếu chỉ theo dõi các nội dung của Duolingo trên các quảng cáo và mạng xã hội, bạn sẽ không hề biết ứng dụng này cung cấp dịch vụ gì.

Duolingo sử dụng linh vật của mình (mascot) là chú cú xanh Duo nhằm tạo ra những nội dung hài hước mà trong đó chú cú xanh “hung hăng” phát đi những thông điệp mang tính “đe dọa” cực kỳ dễ thương tới người dùng khiến nhiều người phải phì cười.

Nhờ đó, Duolingo trở nên vô cùng nổi tiếng, đồng thời khiến thương hiệu trở thành top of mind của rất nhiều người khi muốn học ngoại ngữ, tất cả là nhờ tiếng nói thương hiệu độc lạ của mình.

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

5. Coca-Cola

Là công ty dẫn đầu ngành đồ uống trong cả MỘT THẾ KỶ, Coca-Cola trở thành một ví dụ điển hình về tính nhất quán của tiếng nói thương hiệu qua thời gian.

Tích cực và thân thiện là những gì bạn có thể cảm nhận được khi dõi theo các hoạt động truyền thông của Coca-Cola.

Hoạt động tiếp thị và thông điệp của họ chứa đầy những ví dụ về cách cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn nhường nào khi sử dụng Coca-Cola. Theo thời gian điều này đã xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng loại nước có gas này với những khoảng thời gian hạnh phúc trong tâm trí khách hàng.

brand-voice-la-gi-9-buoc-xay-dung-brand-voice-cho-thuong-hieu-qua-vi-du-thuc-te-tu-dove-mailchimp-nike

Trên đây là 9 mẹo bạn có thể tham khảo để xây dựng brand voice cùng với những ví dụ thực tế từ 5 tập đoàn tỷ đô trên thế giới. Hi vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về những lợi ích tuyệt vời mà tiếng nói thương hiệu có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên để lại một lượt theo dõi cho Fanpage của Ori Agency và theo dõi các nội dung mới nhất của chúng tôi tại đây nhé!

Về Ori Agency

Chúng tôi định vị là một Performance Agency, không chỉ triển khai các dịch vụ marketing đơn thuần, chúng tôi thực hiện một giải pháp marketing toàn diện, hiệu quả cao trên nền tảng số.

Với kinh nghiệm vận hành hơn 500+ khách hàng, nhiều ngành nghề khác nhau như: Lexus Thăng Long, FPT School of Business & Technology, Manulife Tràng An, Dai ichi Life, Trung tâm kính - Bệnh viện mắt HN 2, Nhà sách Tiến Thọ, Sữa chua trân châu Hạ Long, Quán Nhỏ... chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường kinh doanh.

Sẵn sàng cho sự tăng trưởng kinh doanh cùng chúng tôi: https://bit.ly/3OMrF7E

Hotline: 0965.888.713

Fanpage: https://www.facebook.com/orimarketingagency