vbi-26-1616481000.jpg
 

2020 là năm khó khăn chung với hầu hết doanh nghiệp nhưng Hòa Phát lại đạt được múc tăng trưởng ngoạn mục. Doanh thu của Hòa Phát đạt 91.279 tỷ đồng, tương đương 3,96 tỷ USD, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2019.

Trong đó, lĩnh vực sản xuất thép đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy doanh nghiệp này. Lần đầu tiên Thép Hòa Phát đạt mức 5,8 triệu tấn thép thô, gấp đôi năm 2019.

Lĩnh vực nông nghiệp cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, đóng góp tới 11,7% doanh thu và 12,4% lợi nhuận sau thuế. Hòa Phát đã định hình vị thế hàng đầu sau 5 năm đầu tư vào nông nghiệp, vượt qua nhiều tên tuổi lâu năm trong ngành.

Bất động sản công nghiệp với tỷ lệ cho thuê lấp đầy 100% cũng là dấu ấn của HPG trong năm qua.

Mọi người chỉ nhớ và biết đến tỷ phú Trần Đình Long khi nói về Hòa Phát, nhưng một cá nhân chắc chắn không thể tạo nên một doanh nghiệp tỷ đô như vậy. Vậy ngoài tỷ phú Trần Đình Long còn những gương mặt vàng đứng sau thành công của Hòa Phát ?

Dưới đây là những nhân sự cấp cao đã giúp Hòa Phát phát triển mạnh trong thời gian vừa qua.

1. Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị

Mẹ tỷ phú Trần Đình Long chuyển quyền thừa kế cổ phiếu 42 tỷ đồng cho các  con, không bao gồm ông Long

Nhắc tới Hòa Phát, người ta thường nhớ ngay đến ông Trần Đình Long, người sáng lập ra doanh nghiệp  này.

Khi ông Trần Đình Long thành lập tập đoàn Hòa Phát  vào năm 1992, ông Long không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực thép. Ngày nay, Hòa Phát đã trở thành doanh nghiệp sản xut thép hàng đầu Việt Nam với thị phần chiếm gần 1/3 tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng cả nước.

Cổ phiếu Hòa Phát đã tăng gấp đôi trong năm vừa qua khi lợi nhuận của Hòa Phát tăng vọt, trở thành doanh nghiệp thép niêm yết lớn nhất Việt Nam, giúp tài sản của ông Long và vợ tăng lên 1,9 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg. 

Trong bảng xếp hạng các tỷ phú USD của tạp chí danh tiếng Forbes, ông Trần Đình Long đứng vị trí 1.756 trên thế giới và đứng thứ 3 tại Việt Nam, với khối tài sản ước tính đạt 2,1 tỷ USD (tính đến ngày 18/1/2021).

Mặc dù ngành thép gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 khi hầu hết nguyên liệu đầu vào đều tăng mạnh, giá quặng sắt tăng vọt vào cuối năm song Hòa Phát đã có một năm "ngược dòng" thành công rực rỡ khi đạt doanh thu 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 13.506 tỷ đồng, tăng 80%.

Ông Trần Đình Long sinh ngày 20/2/1961 ở Hải Dương. Ông là cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân.

Quá trình sự nghiệp:

- Năm 1992, ông Trần Đình Long cùng người bạn thân thiết của mình là ông Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Đây là công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về, sau 6 năm bôn ba tìm hiểu về thị trường. Và cũng kể từ đây, sự nghiệp kinh doanh của ông chính thức bắt đầu. 

- Bắt đầu từ năm 1992 đến năm 1996, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát. 

- Từ năm 1996 đến năm 2005, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát. 

- Phải sau đến 8 năm, bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, vào năm 2000, "thép xây dựng" mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Hòa Phát.

- Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời và phát triển lớn mạnh  như ngày nay.
Ngoài ông Trần Đình Long, Hòa Phát có nhiều lãnh đạo khác. Doanh nghiệp này có 3 phó Chủ tịch HĐQT.

2. Ông Trần Tuấn Dương - Phó Chủ tịch HĐQT - CEO

Ông Trần Tuấn Dương sinh năm 1963 tại Nam Định. Ông là cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân và là cử nhân báo chí.

148332482324890-f6b8622-1616476898.jpg
Ông Trần Tuấn Dương.


Quá trình sự nghiệp:

- Từ năm 1992 đến năm 1994 : Cửa hàng trưởng Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.

- Từ năm 1995 đến năm 1996 : Phó Giám đốc Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát.

- Từ năm 1996 đến tháng 08 năm 2004 : Giám đốc Công ty TNHH Nội thất Hòa Phát

- Từ tháng 1/12007 : Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

Ông Tuấn Dương giữ 88.645.414 cổ phiếu, trị giá 4.157,5 tỷ đồng.

Trước khi giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (từ tháng 1/2007), ông Trần Tuấn Dương đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo tại nhiều Công ty thành viên của Tập đoàn như: Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát, Công ty CP Nội thất Hòa Phát, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát. Với bề dày kinh nghiệm, ông đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của thương hiệu thép Hòa Phát nói riêng cũng như toàn Tập đoàn nói chung.

3. Ông Doãn Gia Cường - Phó Chủ tịch HĐQT Hòa Phát

Một nhân vật lãnh đạo cấp cao khác thường được nhắc tên trong Tập đoàn Hòa Phát là ông Doãn Gia Cường. Ông Doãn Gia Cường sinh năm 1963, là một doanh nhân người Hà Nội.

tr-08079-1616474740.jpg
Ông Doãn Gia Cường.

Ông Cường có bằng Thạc sĩ kinh tế và bắt đầu công tác tại Công ty Hòa Phát ở nhiều vị trí khác nhau.

Quá trình sự nghiệp:

- Từ 4/2000 đến 11/2006 ông là Phó GĐ Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Nội thất Hòa Phát.

- Từ 12/2006 đến nay ông là Giám đốc Công ty Nội thất Hòa Phát. Hiện tại ông giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty.

Ông Doãn Gia Cường nắm giữ 41.530.604 cổ phiếu, trị giá 1.945,7 tỷ đồng.

Khi gia nhập Hòa Phát, ông Doãn Gia Cường được bổ nhiệm là Phó Giám đốc, sau đó là Giám đốc Công ty CP Nội thất Hòa Phát. Từ tháng 1/2007, ông kiêm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Với những định hướng rõ ràng và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, ông góp phần đưa thương hiệu Nội thất Hòa Phát ngày càng trở nên gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Từ tháng 4/2016, ông kiêm nhiệm thêm vị trí Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát - chịu trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ lĩnh vực Nông nghiệp của Hòa Phát.

4. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Chủ tịch HĐQT

Vị phó Chủ tịch HĐQT thứ 3 của Hòa Phát là ông Nguyễn Mạnh Tuấn. Ông Tuấn sinh ngày 20/11/1962 tại Hà Nội. Ông Tuấn là Cử nhân của Đại học Kinh tế Quốc dân.

f6b8733-1616476807.jpg
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn.

Quá trình công tác:

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn giữ nhiều vị trí khác nhau trong Tập đoàn Hòa Phát trước khi trở thành Phó Chủ tịch HĐQT. Cụ thể:

- Từ năm 1996 đến năm 2000 : Phó Giám đốc Công ty Ống thép Hòa Phát kiêm Trưởng phòng Kinh doanh.

- Từ năm 2000 đến tháng 9/2004: Phó Giám đốc Công ty Ống thép Hòa Phát.

- Từ tháng 10/2004: Phó Giám đốc Công ty ống thép Hòa Phát.

- Từ năm 2007: Phó Chủ tịch HĐQT Hòa Phát.

Ông Tuấn giữa 87.148.096 cổ phiếu của Hòa Phát với tổng giá trị 4.087,2 tỷ đồng.

Năm 1996, ông Nguyễn Mạnh Tuấn là Phó Giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát kiêm Trưởng phòng Kinh doanh. Từ tháng 10/2004, ông Tuấn đảm nhiệm vai trò Giám đốc Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát. Ông đã đưa Ống thép Hòa Phát trở thành nhà sản xuất ống thép hàng đầu tại Việt Nam.

Các thành viên còn lại trong HĐQT gồm:

Ông Hoàng Quang Việt - Thành viên HĐQT

screenshot-16-1616479164.jpg

 

Ông Nguyễn Ngọc Quang - Thành viên HĐQT

screenshot-14-1616479164.jpg
Chú thích ảnh

Ông Tạ Tuấn Quang - Thành viên HĐQT

screenshot-15-1616479164.jpg
 

Ông Hans Christian Jacobsen - Thành viên HĐQT

screenshot-18-1616479164.jpg
 

Ông Nguyễn Việt Thắng - Thành viên HĐQT

screenshot-17-1616479164.jpg
 

Ngoài ông Trần Tuấn Dương và Nguyễn Việt Thắng, ban điều hành của Hòa Phát còn có Bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên Và Phạm Thị Kim Oanh

screenshot-11-1616479416.jpg
 
hpg-kqkd-1564068934856401441853-1616477071.png