Với việc bỏ ra gần 700 tỷ đồng để mua cổ phiếu Hòa Phát trong khoảng 1 tháng đầu năm 2020, ông Trần Vũ Minh đã tạo được sự chú ý đặc biệt trên thị trường cổ phiếu Việt Nam. Tuy nhiên, khi biết ông chính là con trai ông Trần Đình Long – Chủ tịch Hòa Phát, thì mọi người đã không còn ngạc nhiên nữa. Cho tới thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn không thể tìm được tấm ảnh nào của cậu ấm này trên internet.

Không như nhiều ‘phú nhị đại’ khác tại Việt Nam, con trai ông Trần Đình Long – Chủ tịch thép Hòa Phát là Trần Vũ Minh vô cùng kín tiếng.

Trước năm 2020, thậm chí rất ít người biết ông Trần Đình Long có con trai. Chỉ sau khi anh này bỏ rất nhiều tiền để mua cổ phiếu của Hòa Phát (HPG), nhằm vực dậy giá đang ở đáy của nó, thì mọi người phần nào đó mới biết anh là ai.

Trong 40 ngày, kể từ 17/3 đến 24/4, ông Trần Vũ Minh đã bỏ ra khoảng 700 tỷ đồng để mua 40 triệu cổ phiếu HPG nhằm sở hữu 1,44 vốn điều lệ của Hòa Phát.

Cụ thể: con trai ông Long đã chi không dưới 340 tỷ đồng để mua vào 20 triệu cổ phiếu Hòa Phát trong giai đoạn 17/3-23/3; tiếp theo, anh này cũng đã chi tương đương số tiền đó để mua thêm 20 triệu cổ phiếu nữa từ 27/3 đến 24/3.

Ngoài ra, ông Trần Vũ Minh còn là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong, doanh nghiệp đang sở hữu 1,3 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 0,05% lượng cổ phiếu. Thời gian diễn ra giao dịch này trong khoảng 29/1/2019 - 19/2/2019 bằng phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Trong khoảng thời gian này, giá HPG dao động từ 27.300 đồng đến 32.150 đồng/cổ phiếu.

Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, thì Công ty Đại Phong được cấp giấy phép hoạt động từ năm 2016, hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính, tư vấn quản lý, giới thiệu và xúc tiến thương mại…

Ngay sau khi thương vụ mua HPG lần 2 của Trần Vũ Minh thành công vào ngày 24/3, cổ phiếu HPG sáng nay tăng 450 đồng tương ứng 2,08% lên 20.050 đồng. Mã này lao dốc xuống đáy 16.200 đồng/cổ phiếu vào hôm 27/3 và sau khi con trai chủ tịch “ra tay” thì HPG đã hồi phục đáng kể - tăng tổng cộng 36,11%.

Lần đầu tiên ông Minh đăng ký mua cổ phiếu HPG là thời điểm giữa tháng 3/2020, khi ấy thị trường chứng khoán dường như chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19. Thị trường chứng khoán chứng kiến đợt sụt giảm mạnh nhất lịch sử, và có lúc chỉ số VN-Index chỉ xuống còn 649 điểm, cổ phiếu HPG khi đó cũng xuống tới 15.250 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên kể từ thời điểm đó, gía cổ phiếu HPG đã liên tục đi lên. Tính đến phiên giao dịch ngày hôm nay 15/4, HPG đang được giao dịch với giá 54.000 đồng/cổ phiếu.

cp-hoa-phat-1618472238.jpg
Giá cổ phiếu HPG trong 1 năm qua

Số cổ phiếu HPG ông Trần Vũ Minh mua ở giai đoạn HPG giao dịch vùng 17.000 – 18.000 đồng/cp (trước chia thưởng 30%), hiện tại giá trị cổ phiếu này đã tăng hơn gấp 3, tài sản ông Minh đang trực tiếp sở hữu là 2.611 tỷ đồng. 

Ngày 22/4 tới đây, Tập đoàn Hoà Phát tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2021. Một trong số nội dung đại hội ngoài báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021, nội dung thực hiện Dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hoà Phát Dung Quất 2 thì một nội dung đáng chú ý đó là xin ĐHCĐ chấp thuận cho ông Trần Đình Long và người có liên quan mua cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Cụ thể, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hoà Phát và con trai là ông Trần Vũ Minh không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai khi gián tiếp hoặc trực tiếp sở hữu cổ phần đạt hoặc vượt mức 35%, 45%, 55%, 55%, 65%, 75% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Hoà Phát.

Hiện tại số cổ phiếu ông Long và gia đình đang nắm giữ 1.155.600.000 cổ phiếu HPG, tương đương 34,877% công ty. Cụ thể, ông Trần Đình Long tại thời điểm 30/11/2020 đang nắm giữ 864 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 26,08% cổ phần, vợ ông là bà Vũ Thị Hiền nắm giữ 243,06 triệu cổ phần, Trần Vũ Minh con trai ông Long đang nắm giữ 48 triệu cổ phiếu. Giá trị cổ phiếu gia đình ông Long đang nắm giữ ngày hôm nay, với giá HPG ở mức 54.000 đồng/cp đạt 62.402 tỷ đồng, tương đương hơn 2,7 tỷ USD.

screenshot-5-1618472238.jpg
Số cổ phiếu ông Long và gia đình đang nắm giữ

Con tôi muốn làm cũng phải từ nhỏ mà lên, chứ không thể nghiễm nhiên ngồi ngay vào vị trí cao cấp.

Tôi rất ghét chuyện con ông, cháu cha. Đã đi làm tại Hòa Phát là theo đúng giờ, ăn cơm trưa như các nhân viên khác và không có bất cứ chuyện ưu tiên, ưu đãi gì cả. Hòa Phát không phải là công ty gia đình theo nghĩa cha truyền, con nối, dù nơi đây có nhiều thế hệ công nhân viên gắn bó”, ông Trần Đình Long trong một lần bàn luận về chuyện ‘cha truyền con nối’ trong doanh nghiệp Việt.

Bởi vậy, trước đây, Trần Vũ Minh bước chân vào Hòa Phát khi còn đang học năm thứ 3 đại học, cũng chỉ có xuất phát điểm là nhân viên.
Thế hệ thứ hai của Hòa Phát vẫn là những phó giám đốc, giám đốc tại các công ty con được đào tạo bài bản và gắn bó hơn chục năm nay. Còn con trai của những thành viên lãnh đạo Hòa Phát, nếu đủ độ chín, sẽ là thế hệ thứ ba tại Hòa Phát.

Chủ tịch Hòa Phát bày tỏ tiếp: “Tôi hy vọng, khi chúng tôi không điều hành nữa, thì thế hệ sau vẫn tiếp tục phát huy vai trò hòa hợp cùng phát triển, giúp Công ty đứng vào hàng ngũ những doanh nghiệp trên thế giới có tuổi đời lên đến hàng trăm năm".

Với những quan điểm kể trên của người đứng đầu Hòa Phát, chúng ta có thể hiểu rằng: thế hệ kế cận của Hòa Phát có thể là người nhà hoặc không, miễn là làm được việc và đưa doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho đất nước.