
Sự hình thành của CTCP công nghiệp cao su Miền Nam (Casumina)
Năm 1975, Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa nhiều cơ sở, nhà máy chế độ cũ để lại và thành lập mới các công ty, xí nghiệp phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có ngành công nghiệp cao su. Casumina được thành lập từ tháng 4/1976.
Vào năm 1997, khi đã trải qua thời kỳ dài, Casumina liên doanh với Yokohama và Mitsubishi (Nhật Bản) sản xuất săm lốp ô tô và xe máy. Từ đó, thương hiệu Casumina bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường.
Năm 2006 CTCP công nghiệp cao su miền Nam với tên gọi Casumina đã đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu 90 tỷ đồng. Tháng 11/2006 tăng lên 120 tỷ đồng. Việc cổ phần hóa sớm giúp công ty chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh và xây dựng thương hiệu. Năm 2009, Casumina đầu tư hàng loạt máy móc với công nghệ cao, cho ra đời những sản phẩm theo tiêu chuẩn tiên tiến của Nhật Bản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Năm 2011 là cột mốc đánh dấu quan trọng cho việc vượt qua những khó khăn, hình thành sự phát triển mới cho Casumina. Ngày 25/11/2011, tại Đại hội cổ đông thường niên của công ty đã có sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo, ông Phạm Hồng Phú đã được bổ nhiệm giữ chức tổng giám đốc trong bối cảnh những khó khăn của năm trước chưa hết khi giá cao su lên cao, sản xuất, kinh doanh không đạt hiệu quả như mong muốn.
Doanh thu đạt 2.953 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 52 tỷ đồng vào cuối năm 2011 - cột mốc này đánh dấu cho việc công ty đã vượt qua khó khăn. Tháng 4/2014, Casumina khai trương nhà máy sản xuất lốp xe Radial.
Hiện nay, Casumina có bốn nhà máy với đội ngũ lên tới 3.000 nhân viên. Hệ thống thiết bị sản xuất được đầu tư nhập khẩu đồng bộ từ các nước G7 cùng quy trình sản xuất khép kín với năng lực sản xuất lên đến gần 50 triệu sản phẩm/năm.

Quá trình kinh doanh của Casumina
Các sản phẩm của Casumina đa dạng về chủng loại, mẫu mã như:
●Săm lốp ô tô (Bias, Radial - Casumina Radial).
●Săm lốp xe máy,
●Lốp xe máy không săm (Tubeless - Euromina).
●Săm lốp xe công nghiệp…
Casumina đang hoàn tất việc đầu tư và chuyển giao công nghệ sản xuất lốp ô tô bán thép PCR vào năm 2017. Casumina đã xuất bán những sản phẩm lốp PCR đầu tiên vào tháng 6/2017. Casumina hiện xuất khẩu sang 18 quốc gia ở Đông Nam Á, châu Á, châu Âu, châu Phi và các vùng Trung cận Đông…
Năm 2016: Doanh thu đạt 3.287 tỷ đồng và năm 2017, Casumina đã phấn đấu tăng trưởng 23% so với năm 2016. Ngày 25/4/2022, CTCP công nghiệp cao su Miền Nam (CSM) tổ chức đại hội đại cổ đông thường niên để thông qua kế hoạch kinh doanh 2022.
Tổng Giám đốc CTCP công nghiệp cao su Miền Nam - Ông Phạm Hồng Phú, cho biết: Năm 2021, công ty do chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 với hàng loạt chi phí để thực hiện “3 tại chỗ”, đảm bảo sản xuất, hơn 40 tỷ đồng, nên đã không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh của năm.
Năm 2022 tiếp tục là thời điểm có nhiều thách thức khi tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Các doanh nghiệp nội địa tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là cung ứng sản phẩm cho thị trường xuất khẩu.
CTCP công nghiệp cao su Miền Nam, đặt mục tiêu doanh thu 2022 khiêm tốn:
●Với 4,954 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2021.
●Doanh thu xuất khẩu dự kiến là 2,390 tỷ đồng, tăng 21%.
●Dù doanh thu có mức tăng thấp nhưng công ty kỳ vọng ghi nhận lãi trước thuế 101 tỷ đồng, tăng 83%.
Theo đó, trong quý II/2022, Casumina ghi nhận:
●Doanh thu đạt 1.401,8 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ.
●Lợi nhuận sau thuế đạt 18,96 tỷ đồng, giảm 16,1% so với cùng kỳ.
●Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,8% về còn 11,3%.
●Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 11% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 19,62 tỷ đồng về 158,87 tỷ đồng.
●Doanh thu tài chính tăng 63,9%, tương ứng tăng thêm 5,04 tỷ đồng lên 12,93 tỷ đồng.
●Chi phí tài chính tăng 50,2%, tương ứng tăng thêm 16,88 tỷ đồng lên 50,48 tỷ đồng.
●Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 21,1%, tương ứng giảm 26,33 tỷ đồng về 98,31 tỷ đồng.
Công ty cho biết thêm giá vốn tăng chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí tài chính tăng do ảnh hưởng đánh giá chênh lệch tỷ giá. Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm 2022, Casumina ghi nhận:
●Doanh thu đạt 2.630,97 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ.
●Lợi nhuận sau thuế đạt 27,12 tỷ đồng, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước.
●Trong 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận lỗ tỷ giá là 22,2 tỷ đồng so với cùng kỳ 2,4 tỷ đồng, tăng thêm 19,8 tỷ đồng.
●Trong năm 2022, Công ty dự kiến doanh thu 4.954,1 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận trước thuế dự kiến 101 tỷ đồng, tăng 83% so với thực hiện trong năm 2021.
●Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Casumina ghi nhận 33,78 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và hoàn thành 33,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
Cao su Miền Nam tiếp tục ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 19,45 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 350,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 6,8 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 9,7 tỷ đồng. Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Casumina tăng 6,4% so với đầu năm lên 4.419,8 tỷ đồng.
Trong đó:
●Tài sản chủ yếu tồn kho đạt 1.764,8 tỷ đồng, chiếm 39,9% tổng tài sản.
●Tài sản cố định đạt 1.176,2 tỷ đồng, chiếm 26,6% tổng tài sản.
●Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.066,6 tỷ đồng, chiếm 24,1% tổng tài sản và các tài sản khác
Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 21,2% so với đầu năm:
●Tương ứng tăng thêm 186,5 tỷ đồng lên 1.066,6 tỷ đồng.
●Tồn kho tăng 7,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 116,4 tỷ đồng lên 1.764,8 tỷ đồng.
Về vay nợ, tính tới cuối quý II:
●Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 10,6% so với đầu năm.
●Tương ứng tăng thêm 240,4 tỷ đồng lên 2.517,7 tỷ đồng và chiếm 57% tổng nguồn vốn.
Gần 47 năm hoạt động, Casumina xếp thứ 69/75 công ty sản xuất săm lốp hàng đầu thế giới do tổ chức Tire Business xếp hạng. CTCP này đã có những bước phát triển đáng tự hào, trở thành đơn vị chủ đạo trong ngành công nghiệp chế biến cao su của cả nước.