vi-sao-phai-chon-lam-duong-sat-bac-nam-co-toc-do-thiet-ke-250kmh-chu-khong-phai-350kmh-1-1683215891.jpeg

Tổng vốn đầu tư của dự án mà Bộ Giao thông vận tải đưa ra theo dự kiến khoảng 61 - 64,6 tỷ USD, so với quy mô GDP kinh tế hiện nay (400 tỷ USD) chiếm khoảng 15,2% - 16,1%. Đây là cũng là kết quả mà Hội đồng thẩm định đưa ra.
 
Trong đó phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 225km/h, kết hợp chở hàng và chở khách. Có tổng số vốn đầu tư là 61 tỉ USD; phương án có tốc độ thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h, có tổng vốn đầu tư 64,6 tỉ USD.

Với dự án này hội đồng thẩm định nhà nước cũng đã khẳng định đây là dự án có sự đột phá cần cơ chế chính sách đặt biệt về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. chính sách để thực hiện dự án đã được bổ sung thêm như: 
- Chính sách phát triển khu đô thị nằm gần đường ga
- Luật phát triển đường sắt 
- Cơ chế giải phóng mặt bằng, giao đất
- Cơ chế huy động các nguồn vốn từ các nhà đầu tư cho dự án…
- Luật sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến đường ga.

Dự kiến đề án sẽ hoàn thành trong năm 2050, với khoảng thời gian không ngắn này ban  thẩm định thật sự lo ngại về tổng số vốn và yêu cầu bên Bộ Giao thông vận tải làm rõ hiệu quả kinh tế khi đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Theo đánh giá của đơn vị tư vấn thẩm tra dự án - liên danh tư vấn Cty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn và xây dựng Đại học Giao thông vận tải - Công ty TNHH Evo mc - Công ty One Arup & Partners Hong Kong Limited - Cty CP tư vấn xây dựng và thương mại Hưng Phú, nếu đề xuất đầu tư theo phương án tốc độ thiết kế 350km/h, chỉ chở khách sẽ không bảo đảm tính khả thi và hiệu quả kinh tế dự án.

Vào năm 2050 giá vé dự kiến 1.943.896 đồng/hành khách cho 1 chiều đi từ chặng Hà Nội- Tp hồ Chí Minh, tương đương 1.259 đồng/km/hành khách, giá vé ngang ngửa với giá vé máy bay ở hạng phổ thông, với giá như thế là rất khó cạnh tranh để đảm bảo nguồn thu.

Hội đồng thẩm định nhà nước nhấn mạnh: Doanh thu tối đa từ hành khách mang lại khoảng 3,7 tỉ USD/năm, với doanh thu như thế chắc chắn sẽ không bảo đảm cân đối doanh thu - chi phí phải trả. 

Nhưng nếu đầu tư theo phương án tốc độ khai thác 225km/h kèm theo tốc độ thiết kế 250km/h, kết hợp cả chở hàng và chở khách thì dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể sẽ khả thi hơn và sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế hơn.Vào năm 2041 dự án sẽ có lãi khi thông tuyến, chi phí khoảng 7.3 tỉ USD, doanh thu năm đạt 10.4 tỉ USD, lợi nhuận mà dự án mang lại là 3.1 tỉ USD.

vi-sao-phai-chon-lam-duong-sat-bac-nam-co-toc-do-thiet-ke-250kmh-chu-khong-phai-350kmh-1683215877.jpeg

Một số nước châu Âu khai thác tàu khách với tốc độ trên 200 km/h.

Về lựa chọn tốc độ tàu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với vấn đề vận tốc, hiện nay các nước phát triển về công nghệ cao như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn,..  Mới chọn dự án với tốc độ tàu là 300km/h.Trong khi đó đường sắt Việt Nam đang lạc hậu cả về dịch vụ vận tải và công nghệ.

Việc lựa chọn vận tốc thiết kế 250km/h có thể mang lại cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhiều lựa chọn về nhà cung cấp thiết bị, đoàn tàu cạnh tranh, tăng cơ hội nội địa hóa các thiết bị.

Bên cạnh đó, để đảm bảo các yếu tố đặc tính: cạnh tranh cao, phổ biến, kết nối thuận lợi, tích hợp với các dự án trong khu vực ASEAN, TQ. Đơn vị tư vấn cũng khuyến nghị BGTVT nên áp dụng tiêu chuẩn châu Âu cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.