Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hùng Vương từng ngạo nghễ với những cái được của mình khi ai cũng phong là “vua cá tra”. Là những người giàu nhất sàn chứng khoán hơn thập kỷ qua nay lại chìm sâu trong thua lỗ và nợ đầm đìa ngân hàng, chuẩn bị bán hàng loạt công ty con để trả nợ.

Hiện tại các báo cáo tài chính của Hùng Vương vẫn là con số bí ẩn khi các năm 2020, 2021, 2022 chưa công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Chỉ dựa vào năm 2019 để soi xét lại tình hình công ty này, khi đó tổng tài sản của Hùng Vương còn 7.792 tỷ đồng. Thêm vào đó là các khoản phải thu ngắn hạn lên tới 3.629 tỷ đồng buộc phải dự phòng nợ khó đòi gần 1.043 tỷ, về phía hàng tồn kho xấp xỉ 1.600 tỷ. Hết năm 2019 “vua cá tra”  lỗ lũy kế 1.743 tỷ.

Trong khi đó, tổng nợ phải trả lên tới 7.134 tỷ tại năm 2019 nhưng dư nợ vay lại trên 3.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu chỉ 658 tỷ thì nợ vay này đã gấp 5 lần số vốn. Bên cạnh số nợ trên còn có nợ phải trả cho người bán mức 3.014 tỷ đồng.

Thông tin mới nhất nhận được từ hội đồng quản trị (HĐQT) của Hùng Vương, công ty sẽ lấy ý kiến cổ đông về việc tái cấu trúc nợ nói đúng hơn là bán và thoái vốn loạt công ty con. HĐQT sẽ trình cổ đông thoái vốn toàn bộ tại 4 công ty thành viên để xử lý triệt để các khoản nợ vay của công ty.

tung-la-nhung-nguoi-giau-nhat-san-chung-khoan-menh-danh-la-vua-ca-tra-mot-thoi-nay-phai-ban-tai-san-no-dam-dia-ban-hang-loat-cong-ty-1708486279.png
Ông Dương Ngọc Minh Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hùng Vương từng ngạo nghễ với những cái được của mình khi ai cũng phong là “vua cá tra”

Những công ty mà Hùng Vương dự kiến thoái vốn  có CTCP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất trên 1.045 tỷ đồng. Công ty “vua cá tra” này đang nắm giữ 50,38% vốn của doanh nghiệp trên, Hùng Vương sẽ dùng số tiền thu được sẽ dành cho việc xử lý nợ của mình. Công ty có vốn cao thứ hai là Công ty TNHH Hùng Vương Châu Á, công ty này có vốn điều lệ 360 tỷ đồng mà Hùng Vương đang sở hữu 85% vốn. Theo thông tin Hùng Vương sẽ bán toàn bộ hoặc sẽ bán kho lạnh là tài sản chính.

CTCP Xuất nhập khẩu  Thủy sản An Giang hiện tại vốn điều lệ hơn 281 tỷ đồng dự kiến Hùng Vương sẽ thoái hết 79,58% vốn đang nắm giữ. Còn lại Hùng Vương dự định bán hết 89,99% vốn tại CTCP Thức ăn Thủy sản Hùng Vương Vĩnh Long, hiện tại có vốn điều lệ là 80 tỷ đồng.

Hơn 23 năm phát triển thì có nửa thời gian đó là hào quang của “vua cá tra” khi là một trong những công ty xuất khẩu cá da trơn lớn nhất Việt Nam từ những năm 2011.

Và từ những năm của thập kỷ trước, Hùng Vương đã cải tiến quy trình từ thức ăn cho đến chăn nuôi xuất khẩu. Kênh phân phối rộng khắp trên thế giới, khi có ý định mua lại các công ty nước ngoài. Lợi nhuận của “vua cá tra” những năm này thuộc hàng khủng và có mặt trên sàn chứng khoán những năm đó như một vì sao sáng.

Cho đến những năm sau này là sự suy thoái đến kiệt quệ của Hùng Vương khi không còn những con số lợi nhuận như mong đợi. Bên cạnh đó, các ngân hàng đều không cho Hùng Vương này nợ thêm.

Cọng rơm cứu mạng sau cùng của “vua cá tra”, khi năm 2020 Thaco cho một cơ hội rồi lại vụt tắt cực nhanh. Tập đoàn của tỷ phú Trần Bá Dương cũng rời đi nhanh chóng sau hai tháng bắt tay, sau đó thoái sạch 60 triệu cổ phiếu ở Hùng Vương.

Từng là một tập đoàn người người mơ ước khi doanh thu hằng năm đạt 10,000 tỷ đồng và có đến 27 công ty con và liên kết nhưng đến hôm nay ngân hàng quay lưng buộc phải bán công ty con trả nợ.

Sau những động thái giải cứu của tỷ phú Trần Bá Dương, từ Thaco đến các công ty liên kết. Nhưng những cái bắt tay này đã không làm “vua cá tra” vực dậy, cho đến hôm nay Hùng Vương bế tắc nợ nần và không có một tín hiệu nào cho việc tiếp tục phát triển.