Cuối tuần Cháu lại ôn bài ở Đại Hội Marketing 2023, đúng như Đại Ka Lê Quốc Vinh nói rất tiếc 5000 Anh/em làng Sale&Marketing và các Ceo bỏ lỡ sự kiện lớn và chất nhất trong năm, đi 2 ngày học chắc mất cả tháng tiêu hoá lượng tri thức thu nạp ở Đại Hội năm nay.

406664232-25021141127473271-2835586074618111753-n-1701498405.jpg
 

Anh Nguyễn Đức Sơn trình bày khá hay gần như ko đụng tới AI hay Công nghệ thuần tuý các chiến lược cổ điển hay kinh điển mấy chục năm nay.

Trong bài trình bày Anh Sơn đề cập khá nhiều 2 lý thuyết trong 2 cuốn sách tiện đây Cháu review sách cho cả Nhà đọc kết hợp lướt side của anh Đức Sơn:

1- "Chiến lược đại dương xanh" của W. Chan Kim và Renée Mauborgne đây chiến lược được áp dụng nổi tiếng thế giới 20 năm qua từ khi cuốn sách ra đời 2004

Trong một thời gian dài, các công ty đã tham gia vào những cuộc cạnh tranh đối đầu trực diện nhằm đạt được sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận. Họ ra sức tìm kiếm những lợi thế so sánh, giành giật từng phân đoạn thị trường và không ngừng đổi mới hoàn thiện mình trong cuộc chiến cá biệt hoá sản phẩm.

Thế nhưng, trong những ngành có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường như hiện nay, cạnh tranh đối đầu không mang lại lợi ích gì ngoài một "đại dương đỏ" với những đối thủ cạnh tranh nhau khốc liệt chỉ để dành được một nguồn lợi nhuận đang ngày càng hạn hẹp. Cuốn sách này sẽ khiến bạn phải tự hỏi lại mình về mọi thứ mà bạn biết về điều kiện để có được những thành công chiến lược , bởi vì, trong đó, W.Chan Kim và Renée Mauborgne đã chỉ ra rằng, trong khi hầu hết các công ty đều cạnh tranh đối đầu ngày càng không thể tạo ra sự tăng trưởng có lợi nhuận trong tương lai.

Dựa trên nghiên cứu 150 bước thay đổi chiến lược trong 30 ngành suốt hơn 100 năm qua, Kim và Mauborge đã khẳng định rằng: những công ty dẫn đầu trong tương lai sẽ thành công, không phải nhờ vào việc cạnh tranh với các đối thủ trong cùng thị trường, mà chính là nhờ vào việc tạo ra những "đại dương xanh",với những phân đoạn thị trường chưa được khám phá, đầy những cơ hội tăng trưởng và phát triển. Những thay đổi mang tính chiến lược đó được gọi là "cải tiến giá trị" - có nghĩa là tạo ra bước nhảy vọt về giá trị cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh và mở ra những nhu cầu mới.

Theo Kim và Mauborgne, một bước đi chiến lược là một loạt những hành động quản lý và quyết định liên quan đến việc hình thành một hoạt động kinh doanh cho một thị trường lớn. Bản chất của “Chiến lược đại dương xanh” là nâng cao về giá trị đi kèm với sự tiện lợi, giá cả thấp và giảm chi phí. Nó buộc các công ty phải có bước nhảy vọt về giá trị, mang lại sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị cho cả người mua và chính họ. Hai tác giả của cuốn sách mang tính nền tảng này, Kim và Mauborgne, đã sử dụng hàng loạt những ví dụ minh họa từ Hãng hàng không Southwest Airlines, công ty xuất khẩu văn hóa Cirque du Soleil tới các công ty Curves và Starbucks để đưa ra các công cụ và khung cơ cấu mà họ phát triển nhằm phân tích các đại dương xanh.

Vậy rốt cuộc Chiến lược Đại dương xanh là gì????

Các tác giả đã giải thích bằng cách so sánh với chiến lược đại dương đỏ, tức là lối suy nghĩ truyền thống thông thường:

1. ĐỪNG cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, HÃY tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.

2. ĐỪNG đánh bại đối thủ cạnh tranh, HÃY làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết.

3. ĐỪNG khai thác tiếp các nhu cầu hiện có, HÃY tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.

4. ĐỪNG cố gắng cân bằng giá trị/chi phí, HÃY phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí.

5. ĐỪNG đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp, HÃY đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.

Không chỉ có vậy, trong cuốn sách này, Kim và Mauborgne đã chỉ ra 6 cách cụ thể để giúp các công ty xây dựng “Chiến lược đại dương xanh”:

1. Vạch lại ranh giới thị trường. Khảo sát các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành của bạn.

2. Tập trung vào bức tranh lớn, chứ không vào các chi tiết cụ thể. Xem xét môi trường cạnh tranh thông qua việc đánh giá của khách hàng để bạn biết cần chú trọng những điểm gì là quan trọng đối với họ.

3. Vượt trên mức nhu cầu hiện tại. Đừng tập trung vào khách hàng hiện nay, mà hãy tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

4. Thiết lập trật tự ưu tiên về chiến lược. Những cải tiến về mặt công nghệ không đảm bảo thành công về thị trường mà công nghệ phải phù hợp với khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng.

5. Vượt qua những những trở ngại trong nội bộ tổ chức.

6. Đưa việc điều hành thành chiến lược. Liên kết các cam kết, giải thích, kỳ vọng với sự phát triển thực tế của chiến lược. Vịêc thực thi chiến lược đại dương xanh đòi hỏi sự đồng thuận của cả nhóm.

Cuốn sách "Chiến lược đại dương" xanh cung cấp cách thức tiếp cận xây dựng chiến lược một cách hệ thống nhằm vô hiêu hoá cạnh tranh.Khác với những suy nghĩ truyến thống về chiến lược, cuốn sách với những tư tưởng đột phá này đã mở ra một co đường mới đi tới chiến thắng trong tương lai.

Đây là cuốn sách viết ra nhằm thay đổi tư duy chiến lược cho các giám đốc, nhà lãnh đạo doanh nghiệp với một chiến lược đơn giản: hãy bơi trong luồng nước rộng. Các công ty đang phải vật lộn cạnh tranh trong đại dương đỏ hẳn sẽ làm tốt hơn nếu học hỏi và làm theo 'chiến lược đại dương xanh'.

2- Thế lưỡng nan của nhà cải tiến cuả cố GS Clayton M. Christence của Đại học Harvad

“Thế lưỡng nan của nhà cải tiến” (nguyên tác: The innovator’s dilemma) là cuốn sách đầu tay, xuất bản năm 1997, của tác giả Clayton M. Christensen – Giáo sư chuyên ngành quản trị kinh doanh tại trường Kinh doanh Harvard. Trong cùng năm đó, cuốn sách được The Financial Times vinh danh là “Cuốn sách kinh doanh hay nhất năm 1997”, “Cuốn sách kinh doanh hướng dẫn thực tiễn và chi tiết nhất năm 1997”. Trong cuốn sách “The 100 best Business books of all time” của hai tác giả Jack Covert & Todd Sattersten – các chuyên gia uy tín về sách quản trị kinh doanh –, cuốn sách này được xếp thứ 3 trong mảng sách về Chiến lược.

Cuốn này quá nổi rồi. Giáo sư Clayton M.Christensen chia cuốn sách này thành hai phần:

Phần thứ nhất, từ chương 1 đến 4, xây dựng một khung mẫu giải thích tại sao các quyết định đúng đắn của những nhà quản lý xuất sắc lại có thể dẫn doanh nghiệp đi đến thất bại. Đây thực sự là thế tiến thoái lưỡng nan của nhà cải tiến: những quyết định hợp logic, sáng suốt mà ban quản lý đưa ra nhằm quyết định sự thành công của công ty cũng chính là lý do tại sao họ đánh mất vị thế đứng đầu.

Phần thứ hai, từ chương 5 đến 10, giải quyết tình trạng bế tắc này. Dựa trên sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu về việc tại sao và trong những hoàn cảnh nào mà các công nghệ mới có thể đánh đổ những công ty vĩ đại, phần này sẽ trình bày các giải pháp mang tính quản lý nhằm vượt qua tình thế tiến thoái lưỡng nan – làm thế nào để các nhà quản lý điều hành có thể đồng thời duy trì được sức khỏe ngắn hạn của doanh nghiệp, trong khi vẫn tập trung đủ nguồn lực đối phó với các công nghệ đột phá bởi vì đây là thứ về sau có thể khiến doanh nghiệp sụp đổ.

Cuốn sách này viết về sự thất bại của các công ty hàng đầu trong một số ngành công nghiệp khi họ đối mặt với một số loại hình thay đổi của thị trường và công nghệ. Sách không chỉ đơn thuần bàn về sự thất bại của các doanh nghiệp nói chung, mà ở đây chú trọng đến các công ty tốt – các tên tuổi mà nhiều nhà quản lý ngưỡng mộ và cố gắng học hỏi theo, các công ty được biết đến nhờ khả năng đổi mới và thực thi. Các công ty vấp ngã vì nhiều lý do, lẽ tất nhiên, trong đó có thể là do thói quan liêu, sự kiêu ngạo, bộ máy điều hành mệt mỏi, hoạch định kém, tầm nhìn đầu tư ngắn hạn, kỹ năng và nguồn lực không tương xứng, và có khi chỉ đơn giản là thiếu may mắn. Tuy nhiên, quyển sách này không viết về các công ty có những điểm yếu như trên mà trình bày về các công ty được quản lý tốt, có sức cạnh tranh cao, biết khéo léo lắng nghe khách hàng, đầu tư mạnh vào công nghệ mới, nhưng vẫn mất vị thế thống trị trên thị trường.

Như chúng ta sẽ thấy, có một danh sách dài liệt kê các công ty từng dẫn đầu đã thua cuộc khi phải đối mặt với những thay đổi mang tính đột phá trong công nghệ và cấu trúc thị trường. Thoạt nhìn, có vẻ như chẳng có hình mẫu nào của sự thay đổi mà họ đã trải qua. Trong một số trường hợp, các công nghệ mới “càn quét” qua rất nhanh; những trường hợp khác thì quá trình chuyển đổi phải mất nhiều thập kỷ. Trong một số tình huống, các công nghệ mới là thứ phức tạp và đắt đỏ; nhưng cũng có khi chúng chỉ đơn giản là sự mở rộng của những gì mà các công ty hàng đầu đã làm tốt hơn so với bất cứ đối thủ nào khác. Tuy nhiên, có một điểm chung cho tất cả những thất bại: đó là những quyết định dẫn đến thất bại đều được thực hiện khi các công ty đứng hàng đầu đang được đánh giá rộng rãi là thuộc loại tốt nhất trên thế giới. Có hai cách để giải thích nghịch lý này.

Cách thứ nhất là có thể kết luận rằng các công ty như Digital, IBM, Apple, Sears, Xerox, và Bucyrus Erie chắc hẳn chưa bao giờ là các đơn vị được quản lý tốt. Có lẽ họ đã thành công vì may mắn và ngẫu nhiên “gặp thời”, chứ không phải vì quản lý hiệu quả, rồi sau đó họ đã trải qua những giai đoạn khó khăn vì may mắn không còn nữa. Có thể lắm.

Có một cách giải thích khác, tuy nhiên, là những doanh nghiệp bị thất bại này đúng là đã được điều hành tốt như mức người ta có thể mong đợi – nhưng đang khi thành công thì họ lại có vấn đề trong cách thức ra quyết định và đó chính là mầm mống của sự thất bại sau cùng.

Nội dung nghiên cứu trong cuốn sách này biện hộ cho quan điểm thứ hai: sách minh chứng rằng trong trường hợp của những công ty được quản lý tốt nêu trên, chính sự quản lý tốt lại là nguyên nhân then chốt nhất khiến họ không thể tồn tại được ở vị trí dẫn đầu ngành. Nói chính xác thì bởi vì các công ty này đã lắng nghe khách hàng, đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ mới để có thể cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm hơn và tốt hơn theo yêu cầu, và bởi vì họ đã cẩn thận nghiên cứu xu hướng thị trường và phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách có hệ thống nhằm tạo ra sự cải tiến hứa hẹn mang lại thành quả tốt đẹp nhất, mà họ đã đánh mất vị thế dẫn đầu của mình…

p/s: Theo tinh học tốn công học phải Nở Não nên Pà Con nào đọc xong status này chắc não khá Nở