tran-phuong-nga-ceo-tap-doan-thien-long-cu-2-nam-lai-nhay-viec-mot-lan-cho-den-khi-nam-chuc-ceo-1683523461.png

Chân dung CEO Tập đoàn Thiên Long - Bà Trần Phương Nga

CEO Trần Phương Nga của Tập đoàn Thiên Long là ai?

Bà Trần Phương Nga - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long (TLG) sinh năm 1978. Bà Nga gia nhập Thiên Long từ năm 2012 và được bổ nhiệm giữ chức vụ Kế toán trưởng rồi Phó Tổng Giám đốc Khối Tài chính Doanh nghiệp từ tháng 2 năm 2017. Đến tháng 3 năm 2021, Tháng 3/2021, bà được bổ nhiệm giữ chức Phó TGĐ thường trực Khối kinh doanh.

Trước đó, bà Nga theo học chuyên ngành Kinh tế tài chính tại Đại học Sydney và đảm nhiệm các vị trí  cấp cao trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng, tư vấn tài chính, quản lý quỹ của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam và Vương quốc Anh.

Bà Trần Phương Nga - trợ lý Chủ tịch Cô Gia Thọ - được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Thiên Long từ ngày 01/6/2021, thay ông Nguyễn Đình Tâm vừa từ nhiệm ngay khi đó. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) sau khi chấp nhận đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Đình Tâm ngay sau đó bổ nhiệm bà Trần Phương Nga, Phó tổng giám đốc tài chính kế toán, đồng thời là trợ lý ông Cô Gia Thọ - người sáng lập kiêm Chủ tịch công ty - thay thế. Như vậy, sau 4 năm đảm nhận vị trí này, ông Tâm sẽ chuyển giao cho bà Nga từ đầu tháng 6/2021.

tran-phuong-nga-ceo-tap-doan-thien-long-cu-2-nam-lai-nhay-viec-mot-lan-cho-den-khi-nam-chuc-ceo-1-1683523461.png

Bà Nga đại diện công ty nhận giải thưởng nhiều năm về trước. (Ảnh: Website Thiên Long)

Theo thông tin được biết, bà thường thay đổi công việc hai năm một lần để học hỏi được nhiều điều nhất có thể, Bà Trần Phương Nga đã dành 10 năm tiếp theo tại Thiên Long, công ty hàng đầu trong ngành văn phòng phẩm tại Việt Nam với doanh thu hơn 2.600 tỷ đồng (năm 2020) và chiếm 60% thị phần văn phòng phẩm tại Việt Nam. Nhận được sự đánh giá cao người sáng lập Thiên Long - ông Cô Gia Thọ cho biết, bà là người ham học hỏi, đam mê công việc, luôn đặt cái tôi dưới cái chúng ta, bà Nga đã thay đổi mô hình tổ chức của Thiên Long. Bà Nga là người cởi mở, luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc của nhân viên. Bà mong muốn tạo ra một môi trường làm việc  nơi tất cả nhân viên không chỉ làm tốt công việc của mình mà còn có cơ hội học hỏi thông qua đào tạo nội bộ. 

Hiện tại, nhiệm vụ của bà Nga là dẫn dắt Thiên Long tiếp cận khách hàng trẻ và củng cố vị thế của công ty trong ngành, nữ CEO đặt mục tiêu trong ba năm tới sẽ cùng đội ngũ tạo dựng hệ sinh thái  học tập suốt đời từ sản phẩm đến văn hóa doanh nghiệp.

Bà Nga làm việc bằng cả trái tim và nhiệt huyết

Trong một bài phỏng vấn mở đầu câu chuyện nhân dịp Tết Quý Mão với phóng viên KTSG Online. Bà Nga từng chia sẻ rằng: Trước khi trở thành CEO của tập đoàn TLG vào tháng 6 - 2021, bà đã có 10 năm làm việc ở vị trí giám đốc tài chính kiêm trợ lý cho ông Cô Gia Thọ, Chủ tịch HĐQT, một khoảng thời gian đủ lâu để bà có thể thấu hiểu Thiên Long. Bà được HĐQT đặt niềm tin và có niềm tin vào sự thay đổi. Bà luôn đề cao văn hóa đổi mới và sẵn sàng chiến đấu với bất cứ gì cản trở văn hóa này. Thách thức chắc chắn sẽ xuất hiện, nhưng cứ đổi rồi sẽ có mới thôi.

Bà Nga tin rằng điểm thuận lợi nhất là vì tình yêu với nơi mình làm việc. Gắn bó đủ lâu để xem công ty như nhà, thậm chí là máu thịt của mình, bà luôn có một nguồn năng lượng không bao giờ cạn để nghĩ ra những điều mới, những thứ cần cải thiện và thay đổi. Quan niệm văn hóa làm việc của Thiên Long không chỉ là sự nỗ lực về nghiệp vụ mà còn hướng về trái tim nhiều hơn. Người Thiên Long làm việc còn dựa trên cảm xúc, không chỉ đơn thuần là những con số hay quy trình khô khan, có như thế mới làm ra được những sản phẩm mang cảm xúc và đem lại trải nghiệm cho khách hàng. 

Bà Nga cho biết, chính tình yêu giúp mình có đủ can đảm để thay đổi, còn sự trăn trở tìm tòi hướng đi làm cho sự can đảm đó không như lâu đài xây trên cát, chỉ có một trong hai thì đều sẽ thiếu.

Gắn bó với Thiên Long qua rất nhiều thăng trầm, từ xuống vực sâu khi báo lỗ cho đến khi phục hồi và báo lãi, bà xúc động chia sẻ rằng: “Bây giờ tôi mới có thể thở phào vì đã lo xong lương thưởng cho nhân viên rồi, giờ là lúc có thể suy nghĩ tiếp tục cho chặng đường tới”

Tình hình kinh doanh của Tập đoàn Thiên Long những năm gần đây

Theo thông tin từ BVSC, năm 2019 doanh thu Thiên Long đạt 3.256 tỷ đồng, tăng 14%. Lợi nhuận sau thuế là 349 tỷ đồng, tăng 19%. Như vậy, công ty vượt 1% kế hoạch doanh thu và 7% kế hoạch lợi nhuận.Tổng tài sản công ty là 2.417 tỷ đồng, tăng 35% đầu kỳ. CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) ghi nhận doanh thu quý IV/2019 đạt 948 tỷ đồng, tăng 26%. Giá vốn tăng ít hơn giúp lợi nhuận gộp tăng 32%, lên 340 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 34,2% lên 35,8%. Chi phí bán hàng tiếp tục tăng lên 153 tỷ đồng và cũng là mức tăng cao nhất từ khi công ty công bố báo cáo tài chính. Trước đó trong quý III, hoạt động tiếp thị, truyền thông, quảng bá phát triển, thúc đẩy chi phí bán hàng tăng 27% khiến lợi nhuận sau thuế giảm. Chi phí doanh nghiệp quý IV/2019 tăng nhẹ 1% lên 78 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 111% lên 95 tỷ đồng nhờ tình hình bán hàng thuận lợi. Hết năm 2019, tổng tài sản công ty là 2.417 tỷ đồng, tăng 35% đầu kỳ. Phần lớn tài sản nằm ở hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn. Trong kỳ, công ty phát sinh khoản tiền gửi kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng giá trị 466 tỷ đồng. Về nguồn vốn, nợ phải trả là 610 tỷ đồng, phần lớn là các khoản vay ngân hàng ngắn hạn (195 tỷ đồng).

tran-phuong-nga-ceo-tap-doan-thien-long-cu-2-nam-lai-nhay-viec-mot-lan-cho-den-khi-nam-chuc-ceo-2-1683523461.png
Báo cáo tài chính TLG 2019

Riêng quý II/2020, doanh thu thuần của Thiên Long đạt 645 tỷ đồng giảm 32,5% so với cùng kỳ trong khi giá vốn hàng bán chỉ giảm 25% nên lợi nhuận gộp đạt gần 216 tỷ đồng giảm 44% so với quý II/2019. Trong kỳ Thiên Long Group có 5,6 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 30% so với cùng kỳ trong khi chi phí tài chính tăng thêm 56% lên gần 5 tỷ đồng. Trong bối cảnh nguồn thu và lãi gộp đều sụt giảm mạnh, Thiên Long đã tiết giảm tổng chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp 12% còn 178 tỷ. Sau khi hạch toán chi phí thuế, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là 37 tỷ, chỉ bằng 24% so với quý II/2019.

tran-phuong-nga-ceo-tap-doan-thien-long-cu-2-nam-lai-nhay-viec-mot-lan-cho-den-khi-nam-chuc-ceo-3-1683523461.png

Trong kỳ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TLG âm gần 123 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 168 tỷ đồng, chủ yếu do hàng tồn kho và các khoản phải trả tăng. Tính đến cuối quý II/2020, tổng tài sản của TLG giảm nhẹ 7% so với đầu năm, ở mức 2,251 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 60%, còn gần 186 tỷ đồng. Nợ phải trả tại ngày 30/06/2020 ở mức 544 tỷ đồng, giảm 11% so với đầu năm, chủ yếu do dư nợ vay ngắn hạn giảm 43% và dư nợ vay dài hạn giảm 20%. Kết quả lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 LNST chỉ đạt hơn 17 tỷ đồng giảm tới 91% so với cùng kỳ, doanh thu thuần đạt 1.113 tỷ đồng giảm 27,6% so với nửa đầu năm 2019.
Thiên Long cho biết dịch Covid-19 được kiểm soát tốt trong 4 tháng đầu năm 2021 đã thúc đẩy thị trường hồi phục và trở lại bình thường. Sáu tháng đầu năm 2020 trước đó, Thiên Long chỉ lãi vỏn vẹn 17 tỷ đồng. Công ty thậm chí còn lần đầu tiên báo lỗ 20 tỷ đồng trong quý I do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội, đặc biệt là các trường học đóng cửa trong thời gian dài.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của TLG là 2.505 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu kỳ. Trong đó, tiền, tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng dưới 1 năm đạt 846 tỷ, chiếm 33,8% tổng tài sản; tồn kho đạt 612 tỷ, chiếm 24%; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 440 tỷ, chiếm 18%. Vốn chủ sở hữu là 1.885 tỷ đồng, bao gồm 516 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Nợ vay của Thiên Long là 224 tỷ đồng, hầu hết là nợ đi vay ngắn hạn. (Số liệu do Zing News cung cấp).

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 của CTCP Tập đoàn Thiên Long (mã: TLG), doanh thu thuần giảm đạt gần 741 tỷ đồng, nhẹ 6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên,  lợi nhuận gộp của doanh nghiệp “đi lùi” 15% xuống còn 296 tỷ đồng do giá vốn hàng bán lại tăng 1%. Trong quý 4/2022, do đó, biên lãi gộp bị co hẹp lại còn 40%. Doanh thu tài chính trong kỳ mang về 25 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với quý 4/2021. Chi phí tài chính tăng mạnh từ 3 tỷ đồng (quý 4/2021) lên 19 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí khác, “của bút bi” Thiên Long ghi nhận khoản lỗ sau thuế gần 3 tỷ. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước lãi lớn trên 97 tỷ đồng. Lỗ sau thuế của công ty mẹ đạt 2,5 tỷ đồng.

tran-phuong-nga-ceo-tap-doan-thien-long-cu-2-nam-lai-nhay-viec-mot-lan-cho-den-khi-nam-chuc-ceo-4-1683523461.png
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022

Lũy kế cả năm 2022, dù kinh doanh thua lỗ trong quý cuối năm nhưng doanh nghiệp vẫn báo doanh thu đạt hơn 3.520 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 401 tỷ đồng; tương đương tăng trưởng lần lượt 32% và 45% so với cùng kỳ. Kể từ khi hoạt động, đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục của chủ quản thương hiệu bút bi Thiên Long. Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của TLG đạt 2.869 tỷ đồng tăng 420 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, danh mục hàng tồn kho tăng mạnh nhất về con số tuyệt đối với mức tăng 220 tỷ đồng đạt trên 914 tỷ đồng (chiếm hơn 1/3 tổng tài sản).

CTCP Tập đoàn Thiên Long, vừa công bố báo tài chính hợp nhất quý I/2023 với doanh thu thuần đạt hơn 918 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2022. Giá vốn tăng 17%, tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu, đạt 534 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Thiên Long trong quý I/2023 ghi nhận sụt giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 101 tỷ đồng. Dù có phần sụt giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên nếu so với quý IV/2022 khi thua lỗ hơn 2,5 tỷ đồng. Nợ phải trả tính đến cuối tháng 3/2023 của Thiên Long ở mức hơn 768 tỷ đồng, giảm 15,7% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn lần lượt tăng 13,7% và tăng 36,7%, tương ứng ở mức 208 tỷ đồng và 87 tỷ đồng. (số liệu theo báo An ninh tiền tệ cung cấp)