Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được thành lập năm 2008. Hiện tại, ngân hàng này do ông Đỗ Minh Phú làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Theo Báo cáo tài chính 9 tháng năm 2022 do ngân hàng này công bố thì vốn điều lệ của ngân hàng tính đến hết ngày 30/9/2022 là 15.817,55 tỷ đồng.
Tiền mặt, vàng bạc đá quý của ngân hàng là 2.392 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 2.553 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tiền mặt bằng VND là 1.198,5 tỷ đồng, tiền mặt bằng ngoại tệ là 166,7 tỷ đồng và vàng là 1.027 tỷ đồng.
Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước bằng VND là 5.162 tỷ đồng. Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước bằng ngoại tệ là 4.025,8 tỷ đồng. Tổng chung tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước là 9.188 tỷ đồng, giảm 1 nửa so với mức 18.040 tỷ đồng của cuối năm ngoái.
Tiền vàng gửi tại các TCTC khác là 31,4 nghìn tỷ đồng, cho vay các TCTD khác là 15,4 nghìn tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm, cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước là 154 nghìn tỷ đồng, tăng 15 nghìn tỷ so với cuối năm. Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấu tờ có giá là 1 nghìn tỷ đồng. Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư là 8,6 tỷ đồng. Cho vay đối với các tổ chức, các nhân nước ngoài là 649 tỷ đồng.
Liên quan đến nợ cho vay, báo cáo tài chính của TPBank cho hay, nợ tiêu chuẩn của TPBank là 151,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với hồi cuối năm. Nợ cần chú ý giảm 1 nghìn tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn giảm từ mức 510 tỷ đồng xuống còn 397 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ của TPBank tăng từ mức 349 tỷ đồng lên 363 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng cũng tăng gần gấp đôi, từ mức 297 tỷ đồng lên 666 tỷ đồng.
Tổng chung, nợ cho vay của TPBank tăng từ 141 nghìn tỷ đồng lên 156 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,81% thời điểm đầu năm lên 0,91%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 152% xuống còn 142%.
So với quý 3/2021, chi phí hoạt động của ngân hàng tăng 38% lên 1.298 tỷ đồng. Dự phòng rủi ro tín dụng giảm 75% xuống còn 328 tỷ đồng.
Việc đầu tư chứng khoán là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. TPBank cũng không phải là ngoại lệ. Trong 9 tháng đầu năm, công ty đã đầu tư 76,1 nghìn tỷ để đầu tư chứng khoán, cao hơn so với mức 62,4 nghìn tỷ từ cuối năm ngoái. Trong đó, chủ yếu là chứng khoán sẵn sàng để bán.
So với đầu năm, cho vay khách hàng tính đến ngày 30/9 tăng 10,6% lên 156.191 tỷ đồng. Tổng nợ xấu tăng 23,2% lên hơn 1.425 tỷ đồng. Nợ nhóm 3 giảm 22% xuống còn 396 tỷ đồng, nợ nhóm 4 tăng 4% lên 362 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 ghi nhận hơn 666 tỷ đồng, tăng 120% so với đầu năm.
Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng 9 tháng đạt 162.294 tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Phát hành giấy tờ có giá giảm 15,7%, xuống còn 29.842 tỷ đồng. Quỹ tổ chức tín dụng tăng 52% lên hơn 2.113 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý 3 của ngân hàng đạt 1.712 tỷ đồng, tăng 602 tỷ đồng (tương đương 54,22%) so với quý 3/2021. Trong đó, thu nhập từ lãi thuần đóng góp chủ yếu vào kết quả lợi nhuận quý 3/2022 với kết quả đạt được là 2.741 tỷ đồng (tăng 16,84% so với cùng kỳ năm trước). Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 684 tỷ đồng, tăng 326 tỷ đồng so với quý 3/2021. Hoạt động kinh doanh ngoại hối quý 3/2022 cũng đạt được kết quả tốt với mức tăng 163 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng đã đạt lợi nhuận sau thuế là 4.741 tỷ đồng.
Từ cuối năm 2021, nhà băng này đã hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III, trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn này tại thị trường Việt Nam. Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 của TPBank cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn theo Basel III (CAR) tại thời điểm 30/6/2022 đạt 12,25% và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng (LDR) tính đến hết tháng 9 đạt 60,91%.
TPBank cũng là một trong 9 ngân hàng được Moody’s nâng xếp hạng là nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn tốt, nhận định TPBank sở hữu khả năng sinh lời tốt, chất lượng tài sản an toàn, nền tảng vốn vững chắc và khả năng thanh khoản rất cao.