Tôi từng nghĩ mình “giỏi công nghệ”…
Cho đến khi ngồi 6 tiếng đồng hồ để làm một bài giảng PowerPoint – mà vẫn bị học viên chê “slide chán quá"
Tôi từng thức đêm để làm giáo án, tạo nội dung, chỉnh video, viết caption, đọc tài liệu nghiên cứu… và có những ngày chỉ muốn… nghỉ việc.
Vì tôi cảm thấy mình làm quá nhiều mà không đủ thời gian để “sống”.
Nhưng rồi, mọi thứ thay đổi – chỉ vì một lần vô tình bấm vào một công cụ AI.
Tôi bắt đầu “đào sâu” AI – và phát hiện ra một kho báu không giới hạn
Tôi nhận ra, AI không chỉ “giúp tôi nhanh hơn”.
Nó giúp tôi:
- Làm việc sáng tạo hơn
- Giao tiếp chuyên nghiệp hơn
- Dạy học hiệu quả hơn
- Đỡ mệt, đỡ stress, đỡ… mất ngủ hơn rất nhiều.
Tôi bắt đầu tìm kiếm tất cả những công cụ tốt nhất cho người làm nghề như mình: giáo viên, người sáng tạo nội dung, người đang học hay nghiên cứu…
Và đây là 20+ công cụ AI đã thay đổi toàn bộ cách tôi làm việc, giảng dạy và tạo nội dung – bạn chỉ cần biết dùng là sẽ “hơn người khác 5 năm ánh sáng”.
1. Sáng tạo hình ảnh, nhân vật, truyện tranh
• Midjourney: tạo ảnh minh họa fantasy, trừu tượng, nghệ thuật cực kỳ sâu sắc
• Leonardo AI: tạo nhân vật chibi, hình vẽ hoạt hình, concept nhân vật
• Kling AI: tạo ảnh chibi động để dùng cho video siêu cute
• Vidu AI: biến 2 ảnh thành video 4s chuyển động mượt như phim
• Gemini (Google): tạo hình ảnh tham chiếu để giữ đồng nhất nhân vật/bối cảnh
=> Dành cho người làm truyện tranh, video, dạy học có visual minh họa
2. Viết nội dung, nghiên cứu, kịch bản, bài học
• ChatGPT (GPT-4): viết dàn ý, truyện, nội dung bài học, chỉnh sửa lời thoại
• Notion AI: viết ghi chú, tổng hợp nội dung, soạn thảo tài liệu
• Wordtune / Grammarly: cải thiện phong cách viết, kiểm tra chính tả
• Perplexity AI: tra cứu có trích dẫn nguồn uy tín (phù hợp nghiên cứu học thuật)
• Stormstorm Genie: gợi ý đề tài nghiên cứu, phân tích chủ đề nhanh
=> Dành cho giáo viên, người viết, nhà nghiên cứu
3. Dựng video, lồng tiếng, hoạt hình
• Runway ML: tạo video từ ảnh tĩnh, thêm hiệu ứng
• Pika Labs: animation ngắn từ prompt (siêu phù hợp cho short-form content)
• ElevenLabs: tạo giọng nói nhân vật – có cảm xúc, tự nhiên
• Descript: chỉnh sửa video, lồng tiếng, tự động tạo phụ đề
=> Dành cho người làm YouTube, TikTok, đào tạo online
4. Giảng dạy – tạo nội dung giáo dục với AI
• Gamma AI: tạo slide bài giảng nhanh – đẹp – logic
• Canva AI: hỗ trợ visual hóa bài giảng, thiết kế giáo án
• Tango AI: auto chụp màn hình + tạo hướng dẫn thao tác
• ChatGPT + GPTs tùy chỉnh: tạo trợ lý giảng dạy cá nhân (chatbot học tập)
=> Dành cho giáo viên, người đào tạo, trung tâm
5. Nghiên cứu khoa học & xuất bản
• Consensus: tìm bài báo học thuật theo câu hỏi cụ thể
• Connected Papers: tạo bản đồ citation (rất trực quan)
• Elicit: tổng hợp dữ liệu học thuật, lọc insight
• Scite AI: phân tích độ tin cậy của nguồn trích dẫn
• Zotero + plugin AI: quản lý tài liệu & trích dẫn theo chuẩn APA/IEEE
=> Dành cho sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh
Ngay sau vài ngày áp dụng, tôi đã:
• Giảm 70% thời gian làm nội dung
• Tăng gấp đôi năng suất giảng dạy
• Nhận được lời mời hợp tác, đào tạo từ những tổ chức trước đây “không bao giờ nghĩ tới”
• Học viên phản hồi tốt hơn vì nội dung hấp dẫn, slide đẹp, video sinh động
Và bài học tôi rút ra là:
"Thế giới không thưởng cho người làm việc nhiều hơn, mà thưởng cho người biết làm việc thông minh hơn.”
AI không thay thế bạn – nhưng người dùng AI sẽ thay thế bạn nếu bạn vẫn mãi làm mọi thứ theo cách cũ.
Nếu bạn là giáo viên, người làm nội dung, hay chỉ đơn giản là người ham học hỏi, hãy lưu ngay bài này lại.
Đừng để 6 tháng nữa nhìn lại và ước gì mình biết sớm hơn.
Bạn không cần làm nhiều hơn, bạn chỉ cần biết dùng đúng công cụ.
Và nếu bạn thấy ai đó cũng đang chật vật với việc giảng dạy, viết nội dung, nghiên cứu…
Hãy chia sẻ bài viết này cho họ, vì đôi khi, chỉ một công cụ đúng có thể thay đổi cả cuộc đời.
Nguồn: Hoàng Bá Tầu