248208726-2791973837767051-2494451479130584433-n-1635398748.jpg
 

Sukone Hong, người Hàn Quốc, sinh năm 2004, bắt đầu nghĩ đến chuyện làm ăn khi đang học lớp 8. Ban đầu, Hong lên ứng dụng Naver để mua và bán lại quần áo hàng hiệu. Chỉ một thời gian ngắn, số tiền 150 đô để dành ít ỏi của Hong đã bay vèo. Hong năn nỉ ông bà bí mật cho mượn 5.000 USD và liên hệ một nhà máy may áo thun, gắn chữ Olaga vào và rao bán trên mạng. Thương cháu, ông bà giấu bố mẹ Hong và cho Hong số tiền trên.

Kết quả là thương hiệu Olaga, một từ trong tiếng Hàn có nghĩa là “đi lên” –mà chắc chắn là minh chứng cho công việc kinh doanh hiện đang phát đạt của anh ấy.

Hong nói: “Tuần đầu tiên khi Olaga vừa ra mắt, hoàn toàn không có ai quan tâm. Tôi hơi thất vọng tí nhưng vẫn liên tục đăng và chia sẻ lên mọi diễn đàn, mọi nơi tôi có thể, vào bất cứ giờ rảnh rỗi nào tôi có. Đến sáng thứ hai tuần sau, tôi nhận được 15 đơn hàng, buổi trưa con số đó tăng lên 50 và đến tối thì đạt 80 đơn. Trong một tuần tôi bán hơn 300 chiếc áo”.

Hết hàng, Hong lại đặt in lô mới. Hiện nay, sau 3 năm, khi cậu đang học lớp 11, thương hiệu Olaga của Hong đạt khoảng 1,2 triệu USD, đứng số 1 trong danh mục áo thun của Style Share - nền tảng dành cho những người yêu thời trang. Hong thuê thêm 12 người hỗ trợ quản lý website. Hong trả lại hết tiền cho ông bà, tiền học phí cha mẹ anh trước đó, đồng thời tự tìm vào ngôi trường cấp 3 nói tiếng Anh hoàn toàn có mức học phí đắt đỏ, cậu nói, phải chuẩn bị tấn công thị trường quốc tế sau này. Cậu cũng chăm chỉ học tiếng Hoa để có thể tấn công thị trường đông dân nhất thế giới là Trung Quốc.

Sau khi chuyển đến trường mới, Hong thay đổi nhiều. Anh chia sẻ: “Trước đây tôi từng nghĩ, kinh doanh là để kiếm thật nhiều tiền. Nhưng giờ, sau khi tôi được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn, tôi phải khác. Một giáo viên đã nói rằng, với kinh nghiệm đang có, tôi nên sử dụng để tạo ra một DN có thể giúp đỡ người nghèo và hướng đến cộng đồng chứ làm giàu cho bản thân thì thường quá”.

Đó cũng là nguồn cảm hứng giúp Hong thành lập Paradox Computers - công ty SX đồng hồ thông minh chữ nổi Braille cho người khiếm thị. Đồng hồ Braille cho phép người khiếm thị hỗ trợ đọc các văn bản hoặc tin nhắn từ điện thoại. Từ vài năm trước, đồng hồ này đã có trên thị trường, giá khoảng 300 USD, nhiều người khiếm thị không đủ tiền mua. Hong rao bán 30% cổ phần công ty để lấy khoản đầu tư 300.000 USD, để có vốn sản xuất. Chiếc đồng hồ thông minh chữ nổi đầu tiên của Hong đã ra đời chỉ có giá 80 USD.

Hiện công ty của Hong đang thực hiện 3.000 đơn hàng cho những người khiếm thị tại Trung Quốc. Hong nói với CNBC: “Tôi không bỏ học, dù sao phải xong chương trình cấp 3 và chọn một đại học tinh hoa khai phóng nào đó để theo đuổi, vì tôi cần những tình bạn thời đi học. Tôi tin mình sẽ gặp người giỏi giang ở những ngôi trường danh giá tầm thế giới".

Hiện thiếu niên 17 tuổi này sở hữu 2 công ty lớn và được Đại học Harvard và Stanford mời đến giao lưu chia sẻ với sinh viên.

Bài gốc: https://finance.yahoo.com/news/sukone-hong-17-old-made-133542281.html