1. Điểm hòa vốn: Mình từng ngồi ở cửa hàng của Soya Garden dưới tầng trệt tòa Sun Grand Lương Yên và nhẩm tính thì điểm bán đó không thể nào có lãi, hem hiểu sao vẫn thuê, có thể tại …. phần 7… Cửa hàng quy mô nhỏ hơn mặt phố thì ok hơn… Nên xem lại quy mô chuẩn về diện tích để tối ưu bài toán P&L
2. Nhân sự: Nhân sự Soya Garden mình quan sát thấy ngoan, dịch vụ tốt. Đợt cuối ngồi ở chỗ VP Giang Văn Minh thì xuống, nhưng đó cũng là thời điểm Covid rồi. Nhưng nếu ở giai đoạn bắt đầu scale, nhân sự như vậy là rất ổn.
3. Tỷ lệ cân bằng vốn: Shark Thủy giữ phần trăm cổ phần quá cao. Các founder ban đầu chỉ giữ phần nhỏ. Tỷ lệ không cân bằng sẽ khiến team đang lead dự án mất động lực… Anyway cũng phải thừa nhận a Thủy là người xuống tiền thực rất nhiều deal
4. Áp lực vốn: Bài toán tài chính sau khi nhận vốn làm thế nào để có thể scale up và tiêu hóa được số vốn bơm vào khiến Soya Garden nhảy vào tranh hùng với nhiều mặt bằng đắt đỏ. Như quan sát cá nhân, mặt bằng nhỏ thì ok chứ mặt bằng lớn thì dòng tiền không đủ. Covid đến là giọt nước tràn ly
5. Hẹp và chậm: Soya Garden cứ đi hẹp và chậm, đừng mở rộng menu… Đợt sau mình thấy bán thêm trà sữa, café… chắc bị áp lực số nên phải thêm sản phẩm… Nhưng sản phẩm mới thêm không xuất sắc, ko cạnh tranh được với các bên chuyên trà sữa hay café, còn làm loãng luôn định vị… Nếu mở rộng thà bán thêm đồ ăn như bánh kem, bánh bao còn hơn. Chấp nhận Soya là thị trường hẹp, đi chậm và chắc thì ok hơn.
6. Lãi trên từng cửa hàng: Chấp nhận lỗ để theo đuổi quy mô nhằm lấy lãi trên tổng brand là một cuộc chơi. Tuy nhiên, chắc cú hơn thì cứ lãi trên từng cửa hàng là yên tâm nhất. Chấp nhận theo quy luật, một cửa hàng cứ 3 đến 6 tháng vẫn lỗ thì nên xem xét đóng cửa. Đi chậm, đi chắc, P&L trên từng cửa hàng tốt là phù hợp cả với sản phẩm soya, dục tốc bất đạt
Mấy cái trên, có thể những ai đang làm F&B sẽ rút ra được hữu ích nào đó. Riêng với Soya, chúc em đẹp trở lại và lợi hại hơn xưa…