Tuần trước, ChatGPT đã được ban hành lệnh cấm tại nước Ý, cơ quan bảo vệ dữ liệu của Ý đã lo ngại về quyền riêng tư và quy tắc thu thập dữ liệu có thể bị truyền ra ngoài. Giờ đây, Đức có thể sẽ là quốc gia tiếp theo làm điều tương tự.

sau-y-them-3-nuoc-dang-co-dong-thai-chuan-bi-cam-chatgpt-1680855608.jpeg
ẢNH MINH HỌA

Ông Ulrich Kelber - Ủy viên bảo vệ dữ liệu của Đức, đã có một buổi gặp mặt phỏng vấn với Handelsblatt, ông cho biết hiện nay cơ quan quản lý của Đức đang cùng cơ quan chính phủ Ý thực hiện đàm phán về nguyên tắc trong lệnh cấm ChatGPT mà Ý vừa ban hành.

Cơ quan này cũng chỉ ra rằng ChatGPT không kiểm soát người dùng dưới 13 tuổi, mặc dù điều khoản dịch vụ của chatbot AI cấm trẻ em dưới 13 tuổi sử dụng.

Phó Thủ tướng Matteo Salvini đã không quá hài lòng về lệnh cấm và ông đã dùng câu “đạo đức giả” để nói về các cơ quan bảo vệ dữ liệu này, sau khi lệnh cấm được áp dụng tại Ý. Ông cũng chỉ ra rằng nhiều dịch vụ trực tuyến khác ở Ý cũng phải đối mặt với các vấn đề về quyền riêng tư và thu thập dữ liệu, nhưng không bị cấm như ChatGPT.

Được biết, vào cuối ngày 31/3, công ty OpenAI đã tuyên bố rằng họ đã đưa ChatGPT vào ngoại tuyến tại Ý. Sau khi lệnh cấm được ban hành, công ty đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Văn phòng bảo vệ dữ liệu cá nhân của Ý.

Ngoài Đức,  chính phủ Ireland là quốc gia tiếp theo đang xem xét vấn đề ChatGPT và sẽ phối hợp với các cơ quan bảo vệ dữ liệu ở Liên minh châu Âu. Chính phủ Pháp cũng đang thực hiện các biện pháp tương tự.