Manulife hiện đang liên kết với nhiều ngân hàng khác để bán bảo hiểm thông qua hình thức bancassurance.Sau những “lùm xùm”, Manulife liên kết bán bảo hiểm với những ngân hàng nào?
Ngoài Techcombank, Manulife đã thiết lập các thỏa thuận hợp tác với một số ngân hàng khác, mặc dù thời gian qua đã vấp phải nhiều chỉ trích liên quan đến cách xử lý khiếu nại từ khách hàng, khiến công ty bị đánh giá là "trốn tránh trách nhiệm." Dù vậy, nguồn thu từ bancassurance của Manulife vẫn khá ổn định.
Manulife Việt Nam đã mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng lớn cụ thể:
Năm 2013, Manulife hợp tác với Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Đến năm 2015, Manulife ký thỏa thuận phân phối bảo hiểm với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Năm 2020, Doanh nghiệp này lại tiếp tục ký kết hợp tác chiến lược dài hạn 16 năm với Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank).
Việc hợp tác với Vietinbank giúp Manulife tiếp cận hơn 14 triệu khách hàng thông qua 150 chi nhánh của ngân hàng này. Trong quý IV/2022, báo cáo tài chính của Vietinbank cho thấy thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng đáng kể, đạt 4.603 tỷ đồng, mặc dù không có thông tin chi tiết về hoa hồng bancassurance.
Tương tự, tại Techcombank, số tiền từ dịch vụ nhận được từ Manulife năm 2022 lên tới 1.750 tỷ đồng, và trong quý IV cùng năm, doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng 97%, đạt 6.234 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác giữa Manulife và SCB gặp nhiều sóng gió khi có nhiều đơn tố cáo liên quan đến việc các đại lý bảo hiểm của Manulife và nhân viên ngân hàng SCB bị cáo buộc lừa đảo và giả mạo hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp này thường liên quan đến những người già, bị tư vấn không phù hợp.
Gần đây, Techcombank công bố sẽ hoàn trả cho Manulife khoảng 1.800 tỷ đồng sau khi chấm dứt hợp tác phân phối bảo hiểm với công ty này.
--------------------------