Các công nhân liên hiệp ban đầu dự kiến ​​sẽ công bố kế hoạch đình công của họ trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, sau khi họ giành được quyền hợp pháp để đình công khi trọng tài của Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia hôm thứ Hai (14/02) đã không thành công trong việc đạt được thỏa thuận giữa công nhân công ty và ban quản lý tiền lương của họ hồi năm ngoái.

Các công đoàn của tập đoàn có thể đình công hợp pháp, nếu đa số thành viên của họ bỏ phiếu ủng hộ hành động này.

samsung-display-1645153045.jpeg

Tuy nhiên, thay vì đình công ngay lập tức, họ yêu cầu đối thoại với Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong hoặc các giám đốc điều hành hàng đầu khác, chẳng hạn như Phó Chủ tịch Chung Hyun-ho, Phó Chủ tịch Han Jong-hee hoặc Chủ tịch Kyung Kye-hyun.

Đại diện từ bốn công đoàn của tập đoàn nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng họ không ủng hộ việc đình công vào lúc này, gọi đó là "biện pháp cuối cùng".

Lee Hyun-kook, lãnh đạo ủy ban lập kế hoạch khẩn cấp của Liên minh Điện tử Samsung toàn quốc, lớn nhất trong bốn công đoàn, cho biết: “Các vấn đề trong tập đoàn của Samsung không thể được giải quyết đơn giản thông qua cuộc đình công của chúng tôi.

Các công đoàn của Samsung Electronics cho biết họ sẽ bắt tay với các công nhân đoàn thể tại các chi nhánh khác của Samsung để thực hiện mọi biện pháp có thể, nếu các giám đốc điều hành hàng đầu từ chối tham gia các cuộc đàm phán.

Các công đoàn trước đó có kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình khác vào thứ Tư tới trước tòa nhà của tập đoàn ở Seoul, cùng với các công đoàn chi nhánh khác của Samsung đang gặp khó khăn trong việc thỏa thuận lương với ban quản lý.

Đáp lại, ban lãnh đạo của Samsung Electronics cho biết rằng họ sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán với công nhân. Tuy nhiên, công ty vẫn miễn cưỡng chấp nhận yêu cầu của công đoàn về việc tăng 10 triệu won (8.400 USD) tiền lương hàng năm của mỗi nhân viên và trả tiền thưởng dựa trên thành tích tương đương 25% lợi nhuận hoạt động của tập đoàn.

Tháng 3 năm ngoái, hội đồng quản lý lao động chung của công ty đã đồng ý tăng 4,5% lương cơ bản cho năm 2021 và 3% tiền thưởng dựa trên hiệu suất làm việc.

Các cổ đông thiểu số của Samsung Electronics đã bày tỏ lo ngại rằng mức lương cao hơn có thể làm giảm lợi nhuận cổ đông của họ. Cũng có ý kiến ​​chỉ trích rằng bốn công đoàn không thể đại diện cho tất cả nhân viên của Samsung Electronics, vì tổng số thành viên của họ chỉ chiếm 4% trong số 110.000 nhân viên.

Tranh chấp tiền lương luôn là vấn đề chung của các tập đoàn lớn. Để giải quyết việc này, Samsung trong nhiều năm qua đã chuyển cơ cấu sản xuất của mình sang thị trường nước ngoài, những nơi có mức lương trung bình ở mức ‘chấp nhận được’ với họ để giảm tải bớt gánh nặng chi phí, cụ thể là Việt Nam.

Tập đoàn vừa mới công bố sẽ đầu tư thêm 920 triệu USD vào nhà máy sản xuất tại Thái Nguyên, nhằm tăng tỷ trọng sản xuất smartphone tại đây. Được biết, Việt Nam đang chịu trách nhiệm đến 60% sản lượng smartphone toàn cầu của Samsung. Và công nhân Samsung ở Việt Nam có thu nhập trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng (~500 USD).

Tuy vậy, theo trang tin The Elec, mức này cũng đã khá cao so với các nước trong khu vực. Điều này khiến cho Samsung hồi tháng 11 năm ngoái có kế hoạch chuyển bớt dây chuyền sản xuất smartphone tại Việt Nam sang Ấn Độ và Indonesia.

Lương tăng dần theo năm là một trong những lý do khiến Samsung cố gắng đa dạng hóa cơ sở sản xuất của mình. Theo số liệu của Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), một học sinh Việt Nam tốt nghiệp trung học phổ thông làm công việc sản xuất kiếm được mức lương trung bình hàng tháng là 370 USD trong năm đầu tiên tính đến năm 2021, trong khi ở Ấn Độ là 300 USD và Indonesia là 290,50 USD.

Việt Nam là một địa điểm hấp dẫn có thể thay thế công xưởng toàn cầu Trung Quốc với lực lượng lao động trẻ và chi phí lao động tương đối thấp hơn. Nhưng các công ty sản xuất ngày nay càng ngày càng thận trọng với các khoản đầu tư của họ, vì mức lương tại đất nước 100 triệu dân tiếp tục tăng.