1. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997
Là cuộc bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tài chính tiền tệ lớn khác hàng loạt các nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là những con Hổ Đông Á & Đông Nam Á .
Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều. Nhật Bản cũng ít bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng này, song nền kinh tế Nhật vẫn phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á & Đông Nam Á" bởi vì đây là nơi bắt nguồn, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là:
Tại Thái Lan đồng Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD.
Rồi Philippines Chỉ số Tổng hợp PSE của thị trường chứng khoán Philippines giảm xuống còn khoảng 1000 điểm từ mức cao khoảng 3000 điểm hồi năm 1997. Nó kéo theo việc đồng peso thêm mất giá từ 26 xuống 40 ăn một USD.
Còn thị trường chứng khoán Hong Kong Chỉ số Hang Seng đã giảm 23%.
Với Malaysiađồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar.
Trong khi Indonesia chỉ đến tháng 9, giá đồng Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử. Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000/1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000/1.
2. HÀN QUỐC MỘT HIỆN TƯỢNG – CASE STUDY ĐẶC BIỆT
Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một loạt vụ vỡ nợ đã bắt đầu xảy ra.
Khi thị trường kinh tế tài chính châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ của dân chúng mà Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF đã đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ.
Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD tức là khoang 45%. Trên bình diện quốc gia người ta gọi là “Phá sản hay vỡ nợ quốc gia”.
Với góc độ từ các Tập đoàn & Doanh nghiệp thì cuộc khủng hoảng này giống như cơn sóng thần đột ngột tràn đến phá hủy gần như tất cả buộc chính phủ các quốc gia này phải cùng cộng động doanh nghiệp buộc phải tiến hành đại tái cấu trúc cơ bản nền kinh tế
Với lời kêu gọi sự hợp tác & hỗ trợ của Quỹ tiền tệ Quốc tế IFM & Ngân hàng thế giới WB, chính phủ Hàn Quốc buộc chấp nhận những cam kết & kiểm soát rất hà khắc
Chúng tôi hàng ngày nghe tin các giám đốc công ty tại Hàn quốc bị stress nặng nề, nhiều người trong số họ đã không còn chịu đựng được nên chọn giải pháp tự tử vì thiếu việc làm khi hàng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân, nhân viên xếp hàng tại cổng công ty & nhà máy mà không có việc làm,thu nhập
Mục tiêu của đại cải cách kinh tế quốc gia :
Tái cấu trúc toàn diện nền tảng quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém tập trung vào 3 lĩnh vực :
- Chủ quyền về chính sách tiền tệ;
- Luân chuyển tài chính, vốn & tiền tệ;
- Chính sách tỷ giá
Các chiến lược hành động
Các biện pháp khôi phục kinh tế trong & sau khủng hoảng
· Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô
· Cải cách thị trường tài chính
· Cải tổ cách thức quản trị & quản lý khu vực các tập đoàn, công ty & xí nghiệp
· Cải cách các thị trường nội địa & xuất khẩu
· Samsung & Huyndai bán đi 40% các công ty con trực thuộc riêng Daewoo bán đi 65% số công ty con trực thuộc sau đó phá sản.
Kết quả:
Trong 3 tập đoàn Chaebol hàng đầu của Hàn Quốc lúc bấy giờ là Samsung, Huyndai, Daewoo
Daewoo đã vỡ nợ & phá sản : Chủ tịch Kim Woo Chung bỏ trốn ra nước ngoài
Samsung & Huyndai đã thành công sau cải cách & phát triển thần kỳ như ngày nay.
3. SAMSUNG GROUP & CHIẾN DỊCH CS50 ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG
Ngay từ tháng 10.1997, khi bắt đầu chuẩn bị xây dựng Biz Plan 1998, trong toàn bộ tập đoàn Samsung chúng tôi đều triển khai mạnh mẽ chiến dịch mang tên CS50:
C : Cost chi phí ; Saving : Tiết kiệm; 50 : %
Các hành động quyết đoán ngay & luôn:
- Đầu năm 1998, Samsung buộc phải tạm dừng, đóng cửa một loạt các văn phòng & công ty tại Hải ngoại. Cả các văn phòng khu vực quan trọng tại Bắc Mỹ & Singapore
Phương châm tạm dừng & cắt bỏ ngay, luôn những bộ phận bị lỗ hay không có hiệu quả
- Khẩu hiệu & cảnh báo “Close the door is beter” luôn ám ảnh chúng tôi
Mọi cấp quản lý & mọi nhân viên đều thấu hiểu rằng nếu làm ăn chỉ trong một năm tài chính mà không có lãi là ngay lập tức bị đóng cửa thậm chí chi sau 6 tháng đầu mà không có triển vọng cũng sẽ quyết định đóng cửa luôn.
- Tỷ lệ cắt giảm nhân sự chủ chốt lên đến 40% - 50%
- Không khí sống còn bao phủ toàn bộ tập đoàn Samsung
Bất cứ chuyên gia hay expat nào người Hàn quốc bị điều về Head Office Seoul từ các công ty hải ngoại trong thời gian này là gần như sau đó một tháng chúng tôi sẽ nhận được thư chia tay - Goodbye Letter
Triển khai kế hoạch hành động tại Samsung Electronics Việt nam:
Một trong những best practice & bí quyết trong giai đoạn này là áp dụng một gói giải pháp đặc biệt trong điều kiện đặc biệt. Trong trải nghiệm thực chiến của cá nhân tôi luôn được tham chiếu qua góc nhìn:”Chiến lược nghệ thuật & chiến lược chiến tranh nhân dân áp dụng vào kinh doanh hiện đại.”
Chi tiết được đề cập khá chi tiết & đầy đủ trong gần 100 trang trong cuốn sách
“Samsung & Tôi – Lựa chọn & Thay đổi” và chỉ xin đề cập thêm vài ý ngắn gọn như sau:
+ Tinh thần xây dựng & thực hiện kế hoạch kinh doanh 1998 (Biz Plan) tại Việt nam cũng mang ý nghĩa & tinh thần sống còn được mô tả trong câu chuyện “Chiếc kẹo Chocolate độc” trong cuốn sách này.
+ Trong hầu hết các danh mục cấu phần cơ bản của Biz Plan chúng tôi đều buộc phải đặt mục tiêu cắt giảm ngân sách xuống 50% so với năm 1997
+ Tại thị trường Miền Bắc & Miền Trung Việt nam do tôi phụ trách Samsung áp dụng việc giảm công nợ thị trường xuống 50% mà chỉ tiêu doanh số vẫn đặt ra cao hơn 1997 tới 30%
+ Sau đó chúng tôi tổ chức sự kiện MICE lịch sử tại Tam Đảo cho cả Văn phòng Hanoi & Đà nẵng tham dự để truyền cảm hứng & động viên toàn bộ cán bộ nhân viên Samsung quyết tâm hoàn thành & hoàn thành vượt mức Biz Plan 1998 với khẩu hiệu:
“Chơi thế nào làm hơn thế ấy” hay “Play hard & Work header”
- Meeting : toàn thể cán bộ nhân viên chia sẻ mục tiêu cơ bản, các giải pháp & các kế hoạch hành động chính cho năm 1998
- Incentive & Teambuilding activities:
Leo lên đỉnh Tam đảo chân cột ăng ten phát sóng từ trung tâm thị trấn & tổ chức Gala dinner tuyên dương các cá nhân xuất sắc trong công tác 1997
- Conference : họp riêng các A.Manager & Team Leader above với President & CEO nhằm thông nhất các biện pháp & giải pháp cơ bản nhưng khuyến khích tính sáng tạo, sáng kiến đột phá đến từ thực chiến thị trường
- Exhibit : Trưng bày & giới thiệu các sản phẩm mới – vũ khí cạnh tranh cho năm 1998
+ Khẩu hiện CS50 được treo khắp nơi mà các bộ phận Samsung chúng tôi có mặt. Các kế hoạch hành động được chi tiết hóa & triển khai mạnh mẽ
+ Kế hoạch & chương trình marketing 1998 vẫn được triển khai với mục tiêu ngân sách hạn hẹp nhưng rất nhiều sáng tạo. Chúng tôi tập trung chủ yếu vào các hoạt động trading marketing & chỉ giữ một số event có tính Corp, ATL nhưng được liên kết mạnh mẽ với các hoạt động BTL. Các chương trình co.op được bàn bạc rất chi tiết với các nhà phân phối, đại lý & agencies nên nhận được sự hỗ trợ, hợp tác cũng như cam kết mạnh mẽ.
+ Các hội nghị khách hàng & roadshow tại các địa phương, Samsung được các nhà phân phối, đại lý & angencies tham gia, hỗ trợ tích cực giống như thành viên chính thức
+ Để bảo đảm doanh số không những bi giảm so với năm 1997 khi chúng tôi giảm công nợ trần (Credit Limit) mà còn đăng ký tăng doanh số thêm 30%, chúng tôi có kế hoạch lên đơn hàng & thanh toán cuốn chiếu giảm dần trong 6 tháng
+ Khẩu hiệu ”Samsung không nhận hoa hồng” song ngữ cũng được treo tại hầu hết các khu vực tiếp đối tác của Samsung tại Việt nam nhằm chống lại việc nhận commission khi thuê ngoài outsourcing tương đối phổ biến tại Việt nam lúc đó
Kết quả kinh doanh 1998 khu vực miền Bắc & Miền Trung Việt nam:
- Doanh số tăng 50% so với 1997
- Lợi nhuận cũng tăng 30% qua đó góp phần tích cực kết quả chung của Samsung Việt nam có lãi vượt kế hoạch để được tiếp tục mở cửa & phát triển mạnh mẽ & bền vững như ngày nay
- Công nợ giảm 50%
- Market coverage & thị phần được vẫn tiếp tục gia tăng tích cực
- Dealership được củng cố thêm vững chắc đến mức loyalty
1. MỨC ĐỘ KHỦNG HOẢNG TRẦM TRỌNG BAO NHIÊU THƯỜNG TẠO RA NHỮNG DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ BẤY NHIÊU
2. VÀ NHẬN THỨC ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG TRONG KHỦNG HOẢNG CỦA CHÚNG TÔI : KHÓ KHĂN GIÚP CHÚNG TA THÊM KIÊN CƯỜNG & CÓ CƠ HỘI VỰỢT LÊN CHINH MÌNH ĐỂ TẠO NÊN CÁC KỲ TÍCH
Thân mến & trân trọng chia sẻ cùng các bạn
---------------------
Nguồn: Tô Chính Nghĩa
Tác giả: Tô Chính Nghĩa (Tony)