Trước kia, khi tình cờ đọc câu chuyện Gilimex bị “sốc nhiệt” do Amazon, cộng với các tin liên quan đến vụ nông sản Việt ùn ứ ở biên giới vì thương lái Trung Quốc ngừng nhập khẩu làm mình liên tưởng ngay tới cái gọi “bẫy phụ thuộc”.

Gilimex trước kia từng là hình mẫu thành công đáng ngưỡng mộ. Từ năm 2014, họ hợp tác với Amazon, đầu tư hàng chục triệu USD, xây dựng nhà kho, tuyển 7.000 nhân viên, sản xuất hơn 1 triệu sản phẩm mỗi năm. Tuy nhiên, Amazon chiếm tới 85% doanh thu của họ (theo báo Tuổi Trẻ). Có thể ban lãnh đạo Gilimex nhận ra rủi ro này, hoặc có lẽ họ quá mải mê với doanh thu "khủng" mà quên đi nguy cơ tiềm ẩn.

rui-ro-khi-dat-tat-ca-trung-vao-mot-gio-va-bai-hoc-ve-marketing-1744450663.jpg

Điều đáng nói hơn, mối quan hệ này dựa trên "niềm tin". Nhà sản xuất dựa vào dự báo từ Amazon để mua nguyên liệu, mở rộng công suất nhà máy và tuyển dụng nhân viên nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của đối tác. Mình nhớ thời điểm làm việc tại công ty cũ, nơi 90% nguồn hàng nhập khẩu đến từ một đối tác duy nhất. Mỗi lần họ thay đổi chính sách, chúng tôi lại như ngồi trên đống lửa.

Khi "thần tượng" quay lưng.

Năm 2022, Amazon bất ngờ giảm mạnh nhu cầu đặt hàng. Gilimex rơi vào khủng hoảng: năng lực sản xuất dư thừa, kho nguyên liệu ứ đọng. Kết quả là họ khởi kiện Amazon, đòi bồi thường 280 triệu USD. Nhưng việc kiện tụng với sự không chắc chắn về mặt pháp lý cũng dẫn tới bế tắc cho doanh nghiệp.

Bài học thực tế

Từ câu chuyện trên và trải nghiệm cá nhân, mình rút ra ba bài học:

- Pháp lý chặt chẽ: Khi doanh thu phụ thuộc lớn vào một đối tác, hãy đảm bảo hợp đồng quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền lợi và biện pháp bảo vệ.

- Đa dạng hóa: Đừng đặt tất cả trứng vào một giỏ, cá nhân mình cho rằng nếu tỉ lệ từ 70% trở lên, hãy tìm kiếm thêm đối tác, mở rộng thị trường để giảm rủi ro. Ví dụ như bên mình đã giảm tỉ lệ phụ thuộc từ 90% xuống 70% rồi dần dần ổn định ở 60%.

- R&D và Marketing:

Một phần lợi nhuận thu được từ doanh thu nên được tái đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm và phát triển thương hiệu. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo và có giá trị cao hơn.

Khi sản phẩm tốt kết hợp với thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ ở thế chủ động hơn trong các mối quan hệ hợp tác. Đây chính là chìa khóa để phát triển bền vững và tránh rủi ro khi "đặt tất cả trứng vào một giỏ".

www.facebook.com/TruyenThongTrangDen

Theo Truyền thông Trăng Đen